Theo đó, nhiều bạn đọc quan tâm đặt ra câu hỏi về việc: Nếu Kiểm toán Nhà nước không tổ chức kiểm toán tại Dự án đường dây 500kV Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên, thì những sai sót “nghiêm trọng” của Chủ đầu tư là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và đơn vị đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Nam (SPMB) sẽ không bao giờ được phát hiện và những người đứng đầu chịu trách nhiệm sẽ “không có cơ hội” để khắc phục, sửa sai, hay bị kiểm điểm, kỷ luật gì, là hoàn toàn có căn cứ.
Dự án đường dây 500kV Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân – rẽ Sông Mây – Tân Uyên (Ảnh chú thích - nguồn: Internet) |
Bởi, theo Báo cáo Kiểm toán Nhà nước, Hồ sơ mời thầu các lô của gói thầu xây lắp số 07, với hình thức hợp đồng đơn giá cố định như trong kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, việc lựa chọn danh mục, nội dung công việc là “cột”, “móng”, trong khi chưa có Bản vẽ thi công (mời thầu dựa trên khối lượng Thiết kế kỹ thuật (TKKT)). Khi phát hiện ra sai sót về khối lượng chi tiết các công tác xây dựng móng, giảm khối lượng xây lắp cột (trường hợp khối lượng bản vẽ thi công giảm so với khối lượng bản vẽ kỹ thuật), chủ đầu tư chưa giảm trừ thanh toán đối với nhà thầu (đến thời điểm tháng 10/2019, đơn vị đã ký các phụ lục hợp đồng thuộc gói thầu số 7 với các nhà thầu để giám giá trị tương ứng với kết quả kiểm toán) – Giảm khoảng hơn 71 tỷ đồng (gồm đối với cả 4 gói thầu số 03, 04, 05, 07)
Mặt khác, theo Báo cáo Kiểm toán Nhà nước, trong công tác quản lý chi phí đầu tư và giá cả, EVNNPT và SPMB đã để xảy ra một số tồn tại dẫn đến phải điều chỉnh giảm chi phí đầu tư thực hiện dự án. Tính đến thời điểm 26/11/2019, Ban quản lý dự án (SPMB) đã hạch toán điều chỉnh giảm chi phí thuế nhập khẩu của dự án cho dự án Đường dây 500kV Sông Mây - Tân Uyên theo kết quả kiểm toán.
Ban Quản lý dự án các công trình Điện Miền Nam - SPMB (Ảnh chú thích - nguồn: Internet) |
Ngoài ra, EVNNPT và SPMB đã hạch toán thuế nhập khẩu từ dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân - Sông Mây sang dự án này với giá trị 654 triệu đồng. Đến thời điểm phát hành Báo cáo Kiểm toán, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam đã thực hiện điều chỉnh hạch toán kế toán, Báo cáo tài chính, giảm chi phí đầu tư Dự án theo đánh giá của Đoàn Kiểm toán…
Ông Trương Hữu Thành - Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Nam - SPMB (Ảnh chú thích - nguồn: Internet) |
Tiếp đó, EVNNPT và SPMB đã có thiếu sót trong công tác phối hợp, đôn đốc thu thập hồ sơ tài liệu tại hầu hết các hạng mục thuộc Chi phí đền bù GPMB của dự án đối với các huyện trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, do thực hiện chưa kịp thời (tính đến thời điểm kết thúc kiểm toán, chưa thu thập đầy đủ hồ sơ thanh quyết toán chi phí tổ chức thực hiện đền bù).
Do đó, việc thực hiện chưa đúng quy định trong công tác GPMB, quản lý đầu tư xây dựng, tiến độ của một số gói thầu xây lắp chậm so với quy định của hợp đồng ban đầu, dẫn đến phải điều chỉnh tiến độ thực hiện một số gói thầu…Những hạn chế trong quá trình thực hiện dự án đã làm giảm tính kinh tế của Dự án, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn do EVNNPT đã huy động và nguồn vốn vay thương mại NEXI (bảo lãnh Chính phủ) để thực hiện dự án này.
Hơn nữa, theo Báo cáo, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam xử lý về tài chính: Giảm thanh toán theo kết quả kiểm toán chi phí đầu tư khoảng trên 16 tỷ đồng (trong đó, đến thời điểm tháng 10/2019, đơn vị đã ký các phụ lục hợp đồng thuộc gói thầu số 7 để giảm giá trị tương ứng với kết quả kiểm toán).
Ông Nguyễn Tuấn Tùng - Tổng Giám đốc ENVNPT (Ảnh chú thích - nguồn: Internet) |
Vì thế, rõ ràng nếu không có sự vào cuộc của Kiểm toán Nhà nước, sẽ không thể phát hiện ra những sai sót, tồn tại, gây hậu quả "nghiêm trọng" trên của EVNNPT và SPMB trong Dự án đường dây 500kV Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân – rẽ Sông Mây – Tân Uyên, cũng như những người đứng đầu EVNNPT là ông Nguyễn Tuấn Tùng (Tổng giám đốc EVNNPT) và ông Trương Hữu Thành - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Nam - SPMB cũng chưa có “cơ hội” để điều chỉnh, khắc phục, sửa sai?
Như vậy, dư luận và nhân dân Tp. Hồ Chí Minh mong muốn Tập đoàn điện lực Việt Nam chỉ đạo xử lý, khắc phục những thiếu sót, tồn tại theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng như tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm, kỷ luật đối với những cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm chính với những sai sót tồn tại "nghiêm trọng" trong dự án này của EVNNPT và SPMB và sớm có thông tin tới bạn đọc là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Theo Tầm nhìn