2020 là năm cuối cùng thực hiện phương án cơ cấu lại hoạt động Eximbank. Chính vì vậy, sau 7 năm "nhịn" cổ tức ban lãnh đạo ngân hàng đã dự kiến trình NHNN cho phép được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra ngày 27/4 sắp tới.
Nếu được Ngân hàng nhà nước thông qua, Eximbank dự kiến sẽ tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận tại giai đoạn 2018 - 2020. Sau khi trừ, trách các quỹ khen thưởng, phúc lợi đến cuối năm 2020 được thống kê có số dư là 2.212 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây mới là kế hoạch HĐQT đề xuất và để có thể thực hiện thì cần cơ quan quản lý phê duyệt.
Sau 7 năm mới đòi cổ tức
Theo thông tư 31/2019 thì khi bán nợ nhận trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành có thời hạn trên 5 năm và trái phiếu đặc biệt sẽ không được chia cổ tức. Chính vì thế để các nhà băng được chia cổ tức trở lại là phải thanh toán hết số trái phiếu có thời hạn trên 5 năm hoặc trái phiếu đặc biệt đã gia hạn.
Riêng Eximbank được NHNN chấp thuận tổng thời gian gia hạn và thời gian gốc là 10 năm kể từ ngày phát hành đối với các trái phiếu đặc biệt. Đến cuối năm 2020 thì một phần trái phiếu này chưa được thanh toán hết nhưng đến ngày 30/3/2021 thì ngân hàng đã hoàn tất quá trình thanh toán này cho VAMC.
Sau 7 năm "nhịn" Eximbank chính thức muốn được trả cổ tức năm 2020 |
Với việc thực hiện đúng quy định về gia hanh và thanh toán trái phiếu, Eximbank mong muốn được NHNN chấp thuận chia cổ tức cho cổ đông lần đầu sau 7 năm. Hiện tại, ngân hàng đang nắm giữ cổ tức dự kiến là 1.800 đồng/ cổ phiếu.
Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2021, Eximbank dự kiến tổng tài sản hợp nhất sẽ đạt 177.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020. Trong đó, chỉ tiêu huy động vốn tăng 10% tương đương 148 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 6,5% đạt 108.000 tỷ đồng.
Đây là mức tăng trưởng tín dụng kể trên do NHNN giao cho Eximbank, trong trường hợp kinh doanh thuận lợi, ngân hàng sẽ xin phép điều chỉnh lại hạn mức. Với các chỉ tiêu tài chính đặt ra, Eximbank dự kiến tăng 60% thu về 2.150 tỷ đồng so với năm 2020.
Dự án số 7 Lê Thị Hồng Gấm có được triển khai?
Ngoài dự kiến về việc trả cổ tức, Eximbank còn đưa ra bản kiến nghị về việc đầu tư dự án Trụ sở ngân hàng tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, Hồ Chí Minh. Đây là dự án được thực hiện từ 10 năm trước với giá trị tài sản trên số sách kế toán là 240 tỷ đồng.
Đến 2/2015, Eximbank đã quyết định ngưng triển khai dự án do một số sai phạm của HĐQT ngân hàng ở nhiệm kỳ trước.
Năm 2017, dự án này đã được chấp thuận đầu tư lại dưới sự tư vấn của Công ty Savills với 3 phương án đầu tư: Xây dựng văn phòng, phát triển tòa nhà căn hộ cao cấp - văn phòng và phát triển một khu phức hợp gồm căn hộ cao cấp – văn phòng – officetel.
Dự án xây dựng trụ sở tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm của Eximbank |
Sau đó, Eximbank đã chốt phương án xây dựng dự án thành tòa tháp văn phòng với 40 tầng với hình thức trả góp vốn giá trị đất và không góp tiền xây dựng.
Eximbank cũng đã mở buổi đấu thầu tìm kiếm nhà đầu tư tham gia xây dựng dự án. Cũng qua quá trình tìm kiếm này Eximbank đã lựa chọn được cho mình 3 cái tên sáng giá: Mitsubishi Estate Asia, Taisei Corporation, Keppel Capital.
Ban điều hành Eximbank cho biết đã gửi văn bản cho NHNN xin ý kiến về chủ trương đầu tư trên nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi từ cơ quan pháp lý. Vì vậy, ban lãnh đạo cũng đưa ra kiến trình cổ đông việc đầu tư hợp tác cùng Mitsubishi Estate Asia. Nếu không nhận được sự đồng ý của Ngân hàng, Eximbank sẽ quyết định dùng vốn của ngân hàng để đầu tư và sẽ cho thuê phần diện tích không được sử dụng đến.
Theo Doanh nhân Việt Nam