Vậy từ căn cứ nào Bộ GTVT gia hạn cho Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh?.
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 19/2 và 10/3/2020 Sở Giao thông Vận tải TP.HCM có công văn gửi các cơ quan đơn vị liên quan gồm Bộ Đội Biên phòng TP.HCM; Cảng vụ TP.HCM; Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM; Trung tâm Quản lý Đường thủy; Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy; UBND huyện Cần Giờ, có ý kiến về việc tiếp tục triển khai dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu, nâng cấp luồng sông Đồng Tranh và tuyến luồng Tắt Cu – Tắt Bài đến sông Gò Gia theo hình thức tận thu sản phẩm sử dụng bù chi phí, không sử sụng ngân sách.
Ba trong 13 trang văn bản mà Sở Giao thông Vận tải TP.HCM báo cáo UBNDTP.HCM về dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu sông Đổng Tranh.
Sau đó những đơn vị trên có ý kiến 5/6 đơn vị đồng ý thuận theo chủ trương của Dự án. Cụ thể, phòng Cảnh sát giao thông đường thủy đồng ý, nhưng có ý kiến mời thêm PC03, PC02 Công an TP.HCM tham gia cuộc họp.
Trung tâm Quản lý Đường thủy đồng ý nhưng lưu ý chủ đầu tư cò biện pháp kiểm soát ổn định đường bở và phòng, chống sạt lở trên khu vực thực hiện dự án.
Cảng vụ TP.HCM đồng ý triển khai Dự án, chỉ đề nghị Sở Giao Thông Vận Tải báo cáo UBND TP.HCM tiến hành thủ tục từng bước thanh thải các đáy cá nêu trên va đáy cá trong khu vực vùng nước cảng biển theo quy định. Ngoài ra, cảng vụ TP.HCM nêu sau khi Dự án hoàn thành, độ sâu toàn tuyến đạt 7,4m trở lên, tàu biển có trọng tài 5.000 tấn, đặc biệt các phương tiện là container có thể hành trình an toàn theo tuyến luồng.
Phó Giám đốc Sở GTVT Bùi Hòa An ký văn bản gửi UBND TP.HCM, đề nghị UNND TP.HCM có ý kiến với Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam, đề nghị cho phép Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh thực hiện Dự án.
Sở Tài nguyên &Môi trường đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Tài nguyên & Môi trường để được hướng dẫn điều chình báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với phạm vi, vị trí, khối lượng nạo vét, thời gian thực hiện và quy trình đổ thải vật liệu nạo vét. Đặc biệt, Sở Tài nguyên & Môi trường đề nghị trước khi triển khai dự án, Công ty phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với khối lượng 404.413m3 sản phẩm đã tận thu đến khi tạm dừng thi công dự án vào năm 2016.
Riêng Bộ đội Biên phòng TP.HCM thì có ý kiến ngược lại, không đồng ý và đề nghị Sở GTVT TP.HCM kiến nghị với Thường trực UBND TP.HCM không cấp phép cho Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh tại Dự án nêu trên.
Theo Bộ Đội Biên phòng TP.HCM, vào tháng 8/2015 Bộ Đội Biên Phòng TP.HCM bắt giữ 5 tàu hút cát ngay trong khu vực Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh đang thăm dò địa chất. Người điều khiển tàu hút khai, do người của Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh đứng ra tổ chức cho các phương tiện khai thác cát trái phép. Sự việc xảy ra gây mất ANTT trong khu vực, ảnh hưởng đến chủ trương của nhà nước đối với nhà đầu tư trong thực hiện các dự án xã hội hóa không sử dụng ngân sách nhà nước. Sau khi bắt giữ, Bộ Đội Biên phòng TP.HCM có văn bản báo cáo UBNDTP.HCM về việc trên.
Thế nhưng không hiểu sao, ngày 23/3/2020 Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vẫn ký văn bản số 1041/UBND-ĐT gửi Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam, đề nghị Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến trong thi công để tiếp tục triển khai dự án trên.
Tháng 10 vừa qua, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đã ký Quyết định gia hạn Dự án xã hội hóa nạo vét nêu trên.
Từ hồ sơ mà Báo Pháp Luật Việt Nam thu thập được, cho dù Công ty cổ phần đầu tư Hải hưng thịnh còn nợ tài chính cấp quyền khai thác từ năm 2016, nhưng đến nay vẫn có 5/6 đơn vị ưu ái cho Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh. Chỉ duy nhất Bộ đội Biên phòng TP.HCM là không đồng ý, vì lý do Công ty cổ phần đầu tư Hải Hưng Thịnh có vi phạm khai thác cát lậu.