Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/10/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 15.559 tỷ đồng (tăng 3.323 tỷ đồng so với 30/9/2021 tương ứng tăng 27,16%), đạt 75,48% so với cam kết.
Agribank giảm số tiền lãi cho khách hàng là 4.996 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,3 triệu tỷ đồng cho gần 3,2 triệu khách hàng.
Vietcombank với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 3.055 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,14 triệu tỷ đồng cho 236.403 khách hàng.
BIDV có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.739 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,21 triệu tỷ đồng cho 407.603 khách hàng.
VietinBank có số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.873 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,71 triệu tỷ đồng cho 685.573 khách hàng…
MB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 610 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 118.653 tỷ đồng cho 104.282 khách hàng.
SHB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 328 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 133.435 tỷ đồng cho 34.684 khách hàng.
Techcombank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 344,15 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 71.483 tỷ đồng cho 1.940 khách hàng.
ACB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 369,62 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 206.048 tỷ đồng cho 110.793 khách hàng.
VPBank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 354,39 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 171.920 tỷ đồng cho 261.949 khách hàng.
TPBank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 182,14 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 29.596 tỷ đồng cho 20.652 khách hàng.
Sacombank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 187 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 87.962 tỷ đồng cho 61.052 khách hàng.
HDBank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 141,7 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 43.754 tỷ đồng cho 15.134 khách hàng.
MSB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 124 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 42.890 tỷ đồng cho 3.639 khách hàng.
Lienvietpostbank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 95,06 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 42.079 tỷ đồng cho 6.309 khách hàng.
SeABank tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 135,95 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 45.743 tỷ đồng cho 41.863 khách hàng.
VIB tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 22,57 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 10.837 tỷ đồng cho 8.541 khách hàng.
Thống đống NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1,66% so với trước dịch. Từ khi có dịch đến nay, các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất với tổng mức khoảng 30.000 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện giảm đến cuối năm. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đã thực hiện giảm phí, với mức giảm hơn 2.000 tỷ đồng cho các khách hàng. Bằng việc giảm lãi suất đã giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp và người dân.
Lãnh đạo NHNN khẳng định đang tiếp tục chỉ đạo toàn bộ hệ thống cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất, tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm an toàn của từng tổ chức tín dụng, cũng như toàn hệ thống để tránh tác động lan truyền. Đồng thời, tích cực phối hợp với các bộ, như Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để tính toán những gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, liều lượng hợp lý, trên cơ sở vẫn phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa những rủi ro lạm phát, rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
Theo Đại đoàn kết