Theo số liệu được công bố, tính đến cuối tháng 7/2024, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 16,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,52% so với cuối năm 2023.
Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 6,76 triệu tỷ đồng, giảm 1,07%. Ở chiều ngược lại, tổng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng, tăng 4,68% so với cuối năm 2023, đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.
Giới chuyên môn nhận định, việc lãi suất huy động có dấu hiệu tăng trở lại kể từ tháng 4/2024 được xem là nguyên nhân khiến kênh tiền gửi ngân hàng trở nên hấp dẫn.
Các thống kê cho thấy, so với đầu năm nay, lãi suất huy động các kỳ hạn tại nhiều ngân hàng đã tăng 0,5%-1%/năm. Lãi suất kỳ hạn dài tăng vượt ngưỡng 6,0%/năm tại nhiều ngân hàng.
Tổng tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục. |
Cũng theo thống kê từ NHNN, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của toàn hệ thống tính đến hết tháng 6/2024 đạt 78,25%, trong đó: nhóm NHTM nhà nước đạt 82,62%; nhóm NHTM cổ phần đạt 80,78%; nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài đạt 42,23%; tổ chức tín dụng hợp tác xã đạt 50,82%.
Tính đến hết tháng 6/2024, vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đạt hơn 1,069 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuối năm 2023, trong đó: nhóm NHTM nhà nước có tổng vốn điều lệ đạt 228.229 tỷ đồng, tăng 4,75%; nhóm NHTM cổ phần có tổng vốn điều lệ đạt 587.850 tỷ đồng, tăng 8,35%...
Về tổng tài sản có. Tính đến hết tháng 6/2024, tổng tài sản có của toàn hệ thống đạt hơn 21 triệu tỷ đồng, trong đó: hóm NHTM nhà nước có tổng tài sản có đạt 8.749.389 tỷ đồng, tăng 5,08%; nhóm NHTM cổ phần có tổng tài sản có đạt 9.436.324 tỷ đồng, tăng 5,0%...
Theo Thị trường Tài chính Tiền tệ