Hiệp định RCEP có hiệu lực vào năm 2022: Tiền đề để kinh tế thế giới hồi phục?

NHVN 18:04 12/11/2021

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN được ký kết trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37

Được biết, hiệp định thúc đẩy và sớm có hiệu lực là kết quả trong những năm làm việc tích cực của Việt Nam dưới cương vị là nước Chủ tịch ASEAN. Đây cũng là thành tựu được các nước ASEAN và đối tác đánh giá rất cao, qua đó khẳng định vai trò và vị thế của nước ta trong khu vực.

Quy định RCEP cho biết, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN.

Tính đến thời điểm ngày 2/11 đã ghi nhận 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và 4 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP tới Tổng Thư ký ASEAN. Do đó, RCEP sẽ chính thức có hiệu lực kể từ đầu năm 2022.

Lễ ký kết RCEP vào cuối năm ngoái
Lễ ký kết RCEP vào cuối năm ngoái

Bộ Công Thương nhận định rằng Hiệp định có hiệu lực sẽ giúp đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và đưa nền kinh tế thế giới trở lại sau đại dịch COVID-19.

Đối với Việt Nam, bên cạnh các hiệp định khác từng được ký kết như: thương mại với khối ASEAN (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc) và FTA song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản... thì các chuyên gia kinh tế đều có chung đánh giá rằng việc tham gia RCEP có tác động rất tích cực đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, kết nối chuỗi sản xuất khu vực.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thông tin với báo chí rằng lợi ích từ RCEP không chỉ giới hạn ở những lợi ích kinh tế, mà còn giúp phát huy vai trò trọng tâm của ASEAN trong các sáng kiến của khu vực. RCEP là minh chứng rõ nhất cho việc duy trì, thúc đẩy, định hướng cùng các đối tác xây dựng sân chơi chung, gắn với việc hài hòa quy tắc xuất xứ, hài hòa từng FTA hiện có của ASEAN với từng đối tác trong hiệp định.

RCEP thực thi mang lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Dự kiến, các chuyên gia ước toán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ có một thị trường lên đến quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số.

Bên cạnh thị trường thị trường xuất khẩu với quá nhiều dư địa để khai phá, RCEP còn mở ra cơ tận dụng ưu đãi thuế quan dễ dàng hơn.

Thông tin trên báo chí cho rằng quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP được nhiều ngành hàng kỳ vọng sẽ tận dụng tối ưu ưu đãi thuế do tiêu chuẩn xuất xứ không cao như các FTA thế hệ mới CPTPP hay EVFTA.

Nội dung của quy tắc này là hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong ba trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên; hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng.

Hiệp định mới thì doanh nghiệp chỉ phải sử dụng 1 quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA ASEAN+ trước đây. Bên cạnh đó vấn đề về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất và tăng cường.

RCEP còn tăng cường các quy tắc về đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại, doanh nghiệp thuận lợi hơn, chi phí giao dịch nhờ đó cũng giảm đi.

Có thể thấy được rằng, cơ bản RCEP sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường hay áp lực cạnh tranh mới. Nhờ vào việc cân bằng các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu nằm trong RCEP nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI cho biết RCEP sẽ gồm nguồn cung nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 70% tổng kim ngạch nhập khẩu; quy tụ tất cả các đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Vấn đề còn lại nằm ở doanh nghiệp trong từng ngành cần nghiên cứu kỹ các quy định của RCEP và các FTA khác để tận dụng hiệu quả cao nhất.

Theo Doanh nhân Việt Nam

Link gốc : https://doanhnhanvn.vn/hiep-dinh-rcep-co-hieu-luc-vao-nam-2022-tien-de-de-kinh-te-the-gioi-hoi-phuc.html?fbclid=IwAR1f2dqxVPecu7MQo1FVH8Glza9roEh65As_M_wVIhnqaURftMPpXSkWqRw

Bạn đang đọc bài viết Hiệp định RCEP có hiệu lực vào năm 2022: Tiền đề để kinh tế thế giới hồi phục? tại chuyên mục Kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Kinh doanh
Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh trong bối cảnh đồng USD chưa có tín hiệu phục hồi và giới đầu tư lo ngại về lạm phát tăng cao.