Thị trường chứng khoán Mỹ lạc quan

DOANH NHÂN VN 07:06 11/10/2020

Chứng khoán Mỹ `lạc quan` giữa động thái mới về gói hỗ trợ kinh tế quy mô lớn

Gói giải cứu COVID-19 chính là nhân tố có thể kéo thị trường chứng khoán đi lên trong những phiên giao dịch gần đây, khép lại một tuần tương đối tích cực của các chỉ số chính. Nhà đầu tư tiếp tục hi vọng Tổng thống Donald Trump và Đảng Dân chủ có thể sớm thống nhất được một gói hỗ trợ kinh tế qui mô lớn.

Thị trường Mỹ: Dow Jones đạt đỉnh 1 tháng

Chiều 6/10, Tổng thống Trump đập tan kì vọng về gói giải cứu kinh tế nghìn tỉ USD khi tuyên bố dừng mọi cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ. Chỉ vài giờ sau, ông lại nhóm lên hi vọng bằng cách đăng tweet ủng hộ hỗ trợ cho ngành hàng không và phát tiền mặt cho dân.
Phiên 7/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1,8% sau khi cắm đầu giảm hôm trước. Nhưng chứng khoán Mỹ được dự kiến là vẫn sẽ biến động mạnh cho đến khi kết quả cuộc bầu cử trở nên rõ ràng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 122 điểm, tương đương 0,4%, và kết phiên ở 28.426 điểm - mức đỉnh trong một tháng trở lại đây. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,8% và 0,5%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/10, chỉ số Dow Jones tăng 161.39 điểm (tương đương 0.6%) lên 28,586.90 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0.9% lên 3,477.13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.4% lên 11,579.94 điểm.
Cổ phiếu Microsoft và Salesforce dẫn đầu đà đi lên của Dow Jones khi tăng tương ứng 2,5% và 2,2%. Nhóm tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ tăng mạnh nhất chỉ số S&P 500, cùng với tỉ lệ trên 1%.
Tính chung cả tuần qua, Dow Jones tăng 3,3% và ghi nhận mức tăng một tuần lớn nhất kể từ tháng 8. S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 3,8% và 4,6%, đánh dấu tuần khởi sắc nhất kể từ đầu tháng 7.

Tổng thống Donald Trump đã đăng một loạt dòng tweet trên trang mạng xã hội nhằm hối thúc Quốc hội thông qua một loạt các dự luật nhỏ hơn và độc lập, bao gồm gói cứu trợ cho ngành hàng không và các doanh nghiệp nhỏ. Động thái này khiến giá cổ phiếu ngành hàng không tăng vọt. Đáng chú ý, giá cổ phiếu của United Airlines tăng tới 4,3%.

Ông John Briggs, chiến lược gia trưởng tại NatWest Markets nhận xét: "Thật ngạc nhiên khi thấy mọi người lạc quan trở lại về gói cứu trợ".
Ông Tom Lee, nhà sáng lập hãng nghiên cứu Fundstrat vẫn tự tin: "Gói cứu trợ vẫn sẽ đến. Chỉ là thời gian không rõ ràng. Nhưng tôi nghĩ rằng rốt cuộc thị trường vẫn sẽ bỏ qua việc này. Các bên tham gia đàm phán đều muốn thông qua gói cứu trợ nhưng mắc phải bất đồng lớn nhất là qui mô".

Liệu thị trường chứng khoán có đang lạc quan quá đà.

Chương trình hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp, hệ thống y tế và chính quyền địa phương trong đại dịch COVID-19 trị giá hơn 2.000 tỉ USD của Mỹ đã hết hạn hồi cuối tháng 7. Từ đó đến nay, hai đảng quốc hội Mỹ đã nhiều lần đàm phán nhưng không thể thống nhất được dự luật thay thế.
Đề xuất của Đảng Dân chủ luôn có qui mô lớn hơn so với Đảng Cộng hòa và chính quyền Tổng thống Trump. Ban đầu, Đảng Dân chủ chiếm đa số ở Hạ viện đã thông qua dự luật trị giá 3.400 tỉ USD, sau đó giảm còn 3.000 tỉ USD và hiện nay là 2.200 tỉ USD.
Chính quyền Trump và Đảng Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện ban đầu chỉ muốn một dự luật hạn chế với qui mô 300 tỉ USD, sau đó tăng lên 1.000 tỉ, 1.300 tỉ, 1.600 tỉ và gần đầy nhất là 1.800 tỉ USD.
Việc ông Trump tỏ ra không mặn mà khi đàm phán gói hỗ trợ trong một năm bầu cử như hiện nay là điều khiến nhiều nhà phân tích cảm thấy khó hiểu. Theo lẽ thường, các tổng thống muốn tái đắc cử như ông Trump sẽ phải tìm cách thúc đẩy quốc hội thông qua những dự luật hào phóng, tích cực chi tiền để người dân hài lòng với chính quyền hiện tại và bỏ phiếu giúp đương kim tổng thống có được nhiệm kì 2. Trong thực tế, ông Trump và Đảng Cộng hòa lại liên tục đẩy mình vào thế bất lợi với cử tri khi kịch liệt phản đối đề xuất kích thích kinh tế mạnh tay của Đảng Dân chủ.
Ông Julian Emanuel, Giám đốc chiến lược cổ phiếu và chứng khoán phái sinh tại BTIG cho biết thị trường dễ bị tổn thương vì gói cứu trợ chưa tới. Ông Emanuel nói rằng chỉ số S&P 500 có thể sẽ giảm để kiểm tra ngưỡng trung bình đông 200 ngày (MA200) là 3.113 điểm. Trump và các đối thủ của ông ta biết lịch sử. Khi thị trường chứng khoán trong 90 ngày trước cuộc bầu cử cao điểm hơn giai đoạn trước, có 85,7% trường hợp tổng thống đương nhiệm thắng cử. Ngược lại, khi thị trường liên tục đi xuống trong tháng 9 và tháng 10 trước cuộc bầu cử, bên cầm quyền thua 6 trên 6 cuộc bầu cử", ông Emanuel nói. Theo CNBC, 3.500 điểm của S&P 500 là ngưỡng ông Trump cần chú ý.
Ông Sam Stovall, Giám đốc đầu tư của CFRA nói rằng qui luật trên có thể có ngoại lệ trong năm nay. Nếu ông Biden giành chiến thắng thì nguyên nhân là do tính bất định của COVID-19. Ông Stovall ngờ rằng ông Trump khó có thể thông qua các gói kích thích nhỏ hơn và thị trường vẫn sẽ có những thời điểm tiêu cực. Chứng khoán Mỹ có thể bị tổn thương trước những thất vọng khác. Quốc hội là bên kiểm soát chi tiêu… Lời của Trump có vẻ chỉ như là nói suông.
Bạn đang đọc bài viết Thị trường chứng khoán Mỹ lạc quan tại chuyên mục Chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chứng khoán
Cổ phiếu HSBC Holdings đã giảm xuống mức thấp nhất của cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn một thập kỷ do áp lực gia tăng trên một số mặt trận, bao gồm căng thẳng chính trị ở Hồng Kông...