Tầm quan trọng của quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính là một móc xích quan trọng trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Quản lý tài chính là 1 hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.
Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động tróng môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.
Quản trị tài chính hiệu quả sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp
Quản lý tài chính luôn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản lý tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
– Huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn và đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
– Quản lý tài chính doanh nghiệp giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả:
Quản lý tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn.
Việc huy động kịp thời các nguồn vốn khiến doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
Việc huy động kịp thời các nguồn vốn khiến doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
– Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh:
Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
9 điều chủ doanh nghiệp nên làm để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
- Trước khi khởi nghiệp hoặc kể cả khi đã hình thành cho mình một đế chế hùng mạnh, chủ doanh nghiệp vẫn cần thực hiện tốt những điều đưới đây:
- Nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kế toán
- Tham khảo ý kiến và trao đổi thường xuyên với một kế toán thành thạo trong loại hình doanh nghiệp của mình trước khi bắt đầu (doanh nghiệp thuộc loại hình thương mại & dịch vụ, sản xuất & gia công hay thi công & lắp đặt)
- Quyết định đầu tư phần mềm kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp
- Thiết lập chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc thiếu trung thực, gian lận.
- Đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi, tiền lãi mỗi tháng một lần với báo cáo của ngân hàng.
- Duy trì và cập nhật báo cáo dòng tiền hàng tháng
- Lập kế hoạch thuê ngoài dịch vụ chi trả lương và thông báo việc việc này cho một đơn vị cung cấp dịch vụ trả lương
- Chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng
- Giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân
9 điều chủ doanh nghiệp không nên làm trong quản lý tài chính doanh nghiệp
- Ủy thác việc ký giấy tờ, hóa đơn cho người khác
- Sử dụng khoản tiền khấu trừ từ lương nhân viên và thuế thu nhập cho các mục đích khác
- Trộn lẫn tài sản cá nhân vào tài sản doanh nghiệp
- Giao phó việc dự báo dòng tiền cho người khác
- Lạc quan về dự báo bán hàng hoặc bảo thủ về dự toán chi phí
- Dựa vào các thỏa thuận miệng về các vấn đề quan trọng trong đó có việc mua bán
- Thanh toán hóa đơn mà không phù hợp với trình tự mua hàng của bạn.
- Dựa vào mối quan hệ để cho vay tiền.
- Trì hoãn lập kế hoạch vay vốn mãi cho đến khi có nhu cầu về tài chính
Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ hiệu quả
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên phần mềm này hầu như tách rời với các phần mềm của các bộ phận khác và không thống nhất thành một hệ thống. Hơn nữa, những người không nắm bắt và không thông thạo về các nghiệp vụ kế toán hầu như đều không sử dụng được. Do đó, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng và quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung.
Để khắc phục tình trạng này, biến hệ thống quản trị doanh nghiệp thành một tổng thể thống nhất, dễ sử dụng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tin tưởng sử dụng giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp của ERPViet. Giải pháp này không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý tài chính mà còn là một bộ phận cấu thành nằm trong tổng thể phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, các thông tin được liên kết với nhau chặt chẽ.
Điểm nhấn của giải pháp này chính là lấy quá trình quản trị làm trung tâm thay vì kế toán. Vì vậy, với giải pháp quản lý tài chính của ERPViet, ngay cả những người không thông thạo nghiệp vụ kế toán cũng hoàn toàn có thể thao tác được dễ dàng. Giải pháp này sử dụng một hệ thống kế toán chạy ngầm ở phía bên dưới, cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông số cần thiết cho bất kỳ nghiệp vụ kế toán nào.
Để khắc phục tình trạng này, biến hệ thống quản trị doanh nghiệp thành một tổng thể thống nhất, dễ sử dụng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tin tưởng sử dụng giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp của ERPViet. Giải pháp này không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý tài chính mà còn là một bộ phận cấu thành nằm trong tổng thể phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, các thông tin được liên kết với nhau chặt chẽ.
Điểm nhấn của giải pháp này chính là lấy quá trình quản trị làm trung tâm thay vì kế toán. Vì vậy, với giải pháp quản lý tài chính của ERPViet, ngay cả những người không thông thạo nghiệp vụ kế toán cũng hoàn toàn có thể thao tác được dễ dàng. Giải pháp này sử dụng một hệ thống kế toán chạy ngầm ở phía bên dưới, cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông số cần thiết cho bất kỳ nghiệp vụ kế toán nào.
Hình ảnh về tính năng quản trị tài chính – kế toán của ERPViet (phát triển dựa trên Odoo)
Theo ERPViet