Nhiều công ty lỗ vì giá USD biến động

PLTPHCM 14:46 30/10/2022

Tính từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá khoảng 8,6% khiến doanh nghiệp có các khoản vay nước ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ chịu tác động mạnh khi tỉ giá biến động.

Theo danh sách các doanh nghiệp niêm yết mà Công ty chứng khoán SSI phân tích cho thấy số dư các khoản vay bằng USD tương đối cao. Tuy nhiên, áp lực trả nợ nước ngoài từ việc tăng giá của USD so với VND lại được bù đắp bởi sự yếu đi của đồng EURO và Yên Nhật so với VND.

Cụ thể, trong báo cáo về biến động tỉ giá hối đoái và tác động đến các doanh nghiệp niêm yết mà SSI vừa công bố, Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) đang có dư nợ bằng USD tính đến cuối quý II đạt 22.000 tỉ đồng. Nghĩa là nếu USD tăng giá 1% có thể dẫn đến lỗ tỉ giá 220 tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, với doanh thu bằng USD cho các tuyến quốc tế lại giúp doanh nghiệp được hưởng lợi một phần từ việc USD tăng giá.

bien-dong-ty-gia-usd-khien-nhieu-doanh-nghiep-vay-no-nuoc-ngoai-gap-kho-khan-1667012680.jpeg
Tỉ giá VND/USD biến động khiến nhiều DN gặp khó khăn. Ảnh minh họa

Hay như tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán: QTP) ghi nhận dư nợ bằng USD của doanh nghiệp này tại thời điểm cuối tháng 6 vừa qua đạt 1.100 tỉ đồng (tương đương 49 triệu USD), chiếm 53% tổng dư nợ. Do đó, khi USD tăng giá sẽ khiến doanh nghiệp chịu lỗ tỉ giá là điều khó tránh.

Chỉ tính từ ngày 30-6 đến ngày 17-10, giá USD đã tăng 4,5%, dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ước tính sẽ ở mức 52 tỉ đồng. Trước đó, trong nửa đầu năm nay, QTP ghi nhận 27 tỉ đồng lỗ tỉ giá do USD tăng giá 2,2%.

Tương tự, Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán: PLC), do đặc thù hoạt động kinh doanh nên công ty nhập khẩu nguyên vật liệu bằng USD. Chi phí từ hoạt động này chiếm khoảng 60% giá thành sản xuất, trong khi doanh thu chủ yếu bằng VND. Do vậy, công ty chịu tác động mạnh khi tỉ giá USD/VND biến động và lãi suất tăng.

Tổng Công ty Phát điện 3 (mã chứng khoán: PGV) cũng ghi nhận dư nợ bằng USD đạt 36.900 tỉ đồng (tương đương 1,57 tỉ USD), chiếm 87% tổng dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 336 tỉ đồng lỗ tỉ giá do USD tăng giá 2,2%. Còn tính từ ngày 30-6 đến ngày 17-10, với tỉ giá tăng 4,5% đã kéo theo khoản lỗ chênh lệch tỉ giá mà công ty phải gánh chịu ước tính ở mức 1.600 tỉ đồng.

Tuy nhiên, việc đồng Yên mất giá 4% trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 - 2022 đã mang lại mức lãi tỉ giá ước tính là 99 tỉ đồng. Nhờ vậy, tác động từ thay đổi tỉ giá của PGV ước tính khoảng 1.500 tỉ đồng lỗ tỉ giá.

Nhìn chung, để đối phó với rủi ro tỉ giá, các công ty đã có sự chủ động trong việc tham gia các hợp đồng phái sinh. Tuy nhiên, một số công ty vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự mất giá mạnh của VND.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều công ty lỗ vì giá USD biến động tại chuyên mục Chính sách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chính sách
Theo các chuyên gia, mặt bằng lãi suất huy động tăng sẽ tạo sức ép tăng lãi suất cho vay. Trong khi NHNN tiếp tục chỉ đạo TCTD giảm chi phí hoạt động để có thể giảm lãi suất cho vay đối với một số lĩn