Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, rủi ro bong bóng tài sản trên toàn thế giới do hệ quả của chính sách siêu nới lỏng của Mỹ và các nước châu Âu.
Để ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế theo chu kỳ và hạn chế hậu quả của đại dịch COVID-19, Mỹ và các quốc gia châu Âu đã sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Ảnh: Quochoi.vn |
Giá dầu thô tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nông sản cũng tăng. Chứng khoán bùng nổ toàn thế giới, kể cả Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá.
"Chỉ số chứng khoán ngày càng đi lệch so với nền kinh tế thực", Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản của Việt Nam tăng trong quý I rất mạnh, gây áp lực lạm phát trong dài hạn rất lớn, ảnh hưởng rất mạnh đến nền kinh tế vi mô.
Liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam, mới đây Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – ông Phạm Hồng Sơn cũng đưa ra quan điểm của mình.
Theo ông Sơn, thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới vẫn phải đối mặt với những nguy cơ lớn. Đầu tiên là đại dịch COVID-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ vẫn là nguy cơ lớn nhất. Vì vậy, diễn biến của thị trường chứng khoán về trung và dài hạn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam cũng như mức độ hồi phục của nền kinh tế trong nước, quốc tế.
Ngoài ra, mặt bằng giá chứng khoán đã lên cao cũng tạo ra những rủi ro khi thị trường điều chỉnh.
Diễn biến chỉ số VN-Index 1 năm trở lại đây (tradingview) |
Kết phiên, VN-Index ghi nhận thêm 5,64 điểm (0,41%) lên 1.367,36 điểm, HNX-Index giảm 0,22% còn 318,29 điểm, UpCOM-Index tăng 0,05% lên mức 88,87 điểm.
Giá trị giao dịch toàn sàn đạt 32.290 tỷ đồng - tăng 2,1% so với phiên liền trước trong đó giá trị giao dịch tính riêng trên sàn HOSE đạt 24.132 tỷ đồng. Độ rộng thị trường thu hẹp với 183 mã tăng giá, 198 mã giảm giá và 63 mã đứng giá tham chiếu trên sàn HOSE.
Theo Kinh Tế Chứng Khoán Việt Nam