Cộng đồng doanh nghiệp TPHCM ghi nhận những nỗ lực của ngành Ngân hàng

Theo CLVN 06:41 30/05/2020

Ngày 29/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh.

Tiếp theo Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đã được tổ chức tại Hà Nội, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Nguyên, Yên Bái, hôm nay (29/5/2020), NHNN tiếp tục tổ chức hội nghị tại TP Hồ Chí Minh để thông tin kết quả triển khai các giải pháp hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời lắng nghe, tiếp thu những ý kiến từ phía các DN, Hiệp hội DN và đề xuất của cơ quan ban ngành tại thành phố để cùng nhau tháo gỡ khó khăn và tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực lên mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, tác động đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, ngành NH đã chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, xây dựng kịch bản và kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng, từ đó tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ khách hàng vay vốn để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

--

Ngay khi xảy ra dịch bệnh, NHNN đã chủ động ban hành các văn bản và tổ chức làm việc trực tiếp với các TCTD, yêu cầu TCTD rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng để xây dựng chương trình, kịch bản hành động của ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; Ban hành Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 13/3 tạo cơ sở pháp lý để các TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàngvới nhiều điểm mới ; Ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 và tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, yêu cầu các TCTD quán triệt các giải pháp của ngành ngân hàng đến tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD, đẩy mạnh thực hiện có kết quả, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vayhỗ trợ khách hàng; điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận phù hợp, kể cả không chia cổ tức bằng tiền mặt, để dành nguồn lực chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng thông qua giảm mạnh lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Về điều hành lãi suất: Tiếp theo 2 đợt điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất từ cuối năm 2019, từ khi có dịch đến nay, NHNN tiếp tục thực hiện 2 đợt điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành (ngày 17/3 và 12/5) với tổng mức giảm 1,5%/năm, giảm thêm1% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 5,0%/năm) nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Về giảm phí thanh toán: Công ty chuyển mạch quốc gia NAPAS và Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia đã miễn, giảm phí chuyển mạch, giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng trên quy mô lớn giúp giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Đã có 100% ngân hàng thành viên của NAPAS tham gia chương trình miễn, giảm phí giao dịch cho khách hàng khi chuyển tiền liên ngân hàng. Sau 02 lần giảm phí, tổng số tiền phí thanh toán liên ngân hàng mà các ngân hàng đã miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 là khoảng 1.004 tỷ đồng.

NHNN cũng đã chủ động đề xuất với Chính phủ cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng từ NHNN để NHCSXH cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch với lãi suất 0%, và đã ban hành Thông tư 05 (có hiệu lực ngay ngày 7/5) theo đúng tinh thần Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả sau hơn 02 tháng triển khai quyết liệt, đến 25/5/2020, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 223 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 151 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1,14 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 767 nghìn tỷ đồng cho hơn 196 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch. NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho hơn 150 nghìn khách hàng với dư nợ trên 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 680 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng.

Cũng phải nói thêm, nguồn hỗ trợ từ phía NH không phải từ gói nào cả, mà từ sự huy động của chính các NHTM hiện nay, huy động từ gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,.. Còn gói lãi suất từ 1% - 2% cũng là cắt giảm từ chi phí, lợi nhuận thậm chí là tiền lương của nhân viên NH. Đối với các NHTM cổ phần nhà nước với vai trò chủ lực, NHNN cũng chỉ đạo giảm lợi nhuận, phê duyệt lại kế hoạch kinh doanh đến cuối năm. Đó là sự chia sẻ, đồng hành từ các NH, và cũng cần sự chia sẻ, thấu hiểu từ phía hai bên.

Do đó, đây cũng là dịp cơ cấu tổng thể nền kinh tế đối với hệ thống các doanh nghiệp và chính các NH, trong đó hệ thống NH cũng phải cơ cấu lại trong tình hình hiện nay, phải chấp nhận 1 cuộc chơi cạnh tranh, thể hiện sức mạnh, thương hiệu của mình, NH phải làm tốt để giữ niềm tin của người dân và có quan hệ tốt với các DN. Về phía các DN cũng cần cơ cấu lại, NHTM nhìn vào đầy đủ hơn vào năng lực tài chính, có nguồn trả nợ, sinh sôi nảy nợ, thực sự là DN thủy chung với ngành NH.

Việc điều hành của NHNN thông qua các công cụ điều hành, thông qua giảm lãi suất cho các TCTD tạo giá vốn lớn hơn, khả năng thanh khoản lớn hơn,...giúp cho DN có điều kiện để giảm lãi suất cho KH.

Những chính sách của NHNN để khắc phục khó khăn của DN do tác động của dịch covid-19 được thực hiện rất sớm. Thông tư 01 được NHNN ban hành từ 13/3, thời điểm ban hành cũng nhìn thấy những khó khăn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, qua các hội nghị xúc tiến như thế này, đặc biệt là Hội nghị xúc tiến tại TP HCM hôm nay là diễn đàn rất sôi động.

Thông tư 01 là thông tư đã vào cuộc rất sớm, NHNN thấy rằng có những khó khăn của DN sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và chúng tôi cũng nói rằng, TT01 không phải là TT bất biến. Những cơ chế chính sách, đặc biệt vấn đề thời hạn giãn hoãn các khoản nợ, khoản lãi đến hạn cho DN cũng như tạo điều kiện cho DN tiếp cận các khoản vay mới là 1 trong những nội dung thông suốt và sẽ được nghiên cứu xem xét để xử lý tích cực hơn, thực hiện thông thoáng hơn nữa cho DN, cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo hành lang pháp lý, không để nợ xấu tái diễn cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng.

Đánh giá về kết quả hỗ trợ đồng bộ các giải pháp của ngành thời gian qua, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh cho biết, các chính sách của Ngân hàng trung ương đã và đang mang lại những kết quả tích cực và hiệu ứng toàn diện đối với việc duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DN nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. Đây cũng là sự hỗ trợ cần thiết và ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng DN, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố, góp phần vào quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của thành phố đó là: ổn định, phục hồi và phát triển SXKD.

Minh chứng cụ thể hơn cho những nhận định trên, Báo cáo của NHNN Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh về kết quả hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh trình bày tại hội nghị cho biết, tính đến cuối tháng 4, các hoạt động: hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho DN và giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới với lãi suất thấp cho DN (theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN) trên địa bàn đạt 290.577 tỷ đồng, cho 223.990 khách hàng.

Trong đó: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 162.745 khách hàng, với dư nợ đạt 51.803 tỷ đồng; Miễn giảm lãi cho 17.758 khách hàng với dư nợ đạt 48.771 tỷ đồng; Cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 cho 43.487 khách hàng với doanh số đạt 190.003 tỷ đồng.

Cho vay lãi suất ưu đãi ngắn hạn bằng VND (lãi suất không quá 5%/năm) đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực bao gồm: DNNVV, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao. Dư nợ đến cuối tháng 4/2020 đạt 164.966 tỷ đồng, với 31.538 khách hàng vay vốn, trong đó: cho vay hỗ trợ DNNVV đạt 117.035 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71% trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn VNĐ đối với 05 nhóm ngành, lĩnh vực này.

Qua công tác phối hợp với các đơn vị, sở, ban, ngành trên địa bàn nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho DN, đến ngày 25/5, NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 409 trường hợp được gửi về từ các sở ngành (Sở Công thương, Sở Du lịch và Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện, từ đường dây nóng của NHNNTP), trong đó: Đang xử lý 214 trường hợp

Còn lại 195 trường hợp đã có kết quả xử lý, gồm: 41 trường hợp DN chưa có nhu cầu hỗ trợ; 33 trường hợp DN được hỗ trợ giảm lãi từ 0,2-2%/năm so với lãi suất đang áp dụng trước đó; 8 DN được cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; 4 trường hợp được cho vay mới; 3 trường hợp được tăng hạn mức tín dụng; 2 trường hợp giảm phí dịch vụ; 34 DN đang xem xét hồ sơ; 42 trường hợp tư vấn hướng dẫn; 5 trường hợp không liên hệ được với DN; 1 trường hợp DN kinh doanh ngành nghề thuộc diện ngân hàng thương mại hạn chế cho vay; 21 trường hợp không đủ điều kiện vay vốn; 1 trường hợp không đủ điều kiện cơ cấu nợ hoặc giảm lãi.

Ông Minh cũng cho biết thêm, đối với chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Năm 2020, có 12 ngân hàng đăng ký gói tham gia chương trình, với tổng vốn là 274.450 tỷ đồng. Đến cuối tháng 4/2020, thực hiện giải ngân gói tín dụng đạt 35.855 tỷ đồng đối với 4.571 khách hàng...

Những nỗ lực của ngành Ngân hàng trên cả nước nói chung, tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng đã được cộng đồng DN ghi nhận. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.Hồ Chí Minh, bày tỏ lời cảm ơn đến NHNN và khối các NHTM cổ phần. "Các bạn cũng là DN, các bạn đã giảm lợi nhuận của mình để chia sẻ với DN", ông Việt Anh bày tỏ. "Những thông điệp của ngành Ngân hàng trong các cuộc họp tạo được sự trấn an rất lớn cho DN, bởi ngân hàng đã và sẽ luôn đồng hành với DN".

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, nguồn hỗ trợ từ phía ngân hàng không phải từ gói nào cả, mà từ sự huy động của chính các NHTM hiện nay, huy động từ gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán... Còn gói lãi suất giảm từ 1 - 2% cũng là cắt giảm từ chi phí, lợi nhuận thậm chí là tiền lương của nhân viên ngân hàng.

"Đối với các NHTM cổ phần nhà nước với vai trò chủ lực, NHNN cũng chỉ đạo giảm lợi nhuận, phê duyệt lại kế hoạch kinh doanh đến cuối năm. Đó là sự chia sẻ, đồng hành từ các ngân hàng và cũng cần sự chia sẻ, thấu hiểu từ phía hai bên", Phó Thống đốc bày tỏ.

Cũng theo Phó Thống đốc, thời điểm này cũng là dịp cơ cấu tổng thể nền kinh tế đối với hệ thống các DN và chính các ngân hàng. Trong đó, hệ thống ngân hàng cũng phải chấp nhận một cuộc chơi cạnh tranh, phải làm tốt để giữ niềm tin của người dân và có quan hệ tốt với các DN.

Về phía các DN, Phó Thống đốc đề nghị, các DN cũng cần cơ cấu lại để các ngân hàng thấy rõ năng lực tài chính, có nguồn trả nợ... thực sự là DN thủy chung với ngành Ngân hàng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, ngành Ngân hàng sẽ thực hiện thông thoáng hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo hành lang pháp lý không để nợ xấu tái diễn, đồng thời bảo đảm an toàn cho hệ thống TCTD. Trên tinh thần đó, NHNN không chỉ quan tâm đến những DN khó khăn, yếu kém mà cả DN khỏe có khả năng bứt phá để phát triển cũng cần sớm được hỗ trợ. "Đặc biệt, Thông tư 01 không phải là bất biến, NHNN sẽ xem xét để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Mai An

Bạn đang đọc bài viết Cộng đồng doanh nghiệp TPHCM ghi nhận những nỗ lực của ngành Ngân hàng tại chuyên mục Ngân hàng nhà nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]