Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ của Chứng khoán MB (MBS) nửa đầu tháng 5 đề cập nhiều ngân hàng đã phát hành trái phiếu gần đây như: VPBank huy động thành công 2.600 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, trả lãi hàng năm, lãi suất cố định 6-6,4%/năm, VIB phát hành 2.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, trả lãi hàng năm, lãi suất cố định 6,3%/năm.
BIDV dẫn đầu phát hành 6.081 tỷ đồng với lãi suất 7,33-8%/năm. Ảnh minh họa |
Tính từ đầu năm, 6 ngân hàng phát hành gần 15.500 tỷ đồng trái phiếu. BIDV dẫn đầu phát hành 6.081 tỷ đồng với lãi suất 7,33-8%/năm, kỳ hạn 6-8 năm. TPBank cũng phát hành gần 2.402 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3-10 năm, HDBank 1.400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bất động sản cũng phát hành trái phiếu như TNR Holdings hơn 9.711 tỷ đồng, Kita Invest 2.100 tỷ đồng, Golf Bình Hải 2.745 tỷ đồng, Mặt trời Hạ Long 2.000 tỷ đồng, Hưng Thịnh Land 1.000 tỷ đồng...
Trước đó, theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lượng phát hành mới của trái phiếu doanh nghiệp riêng trong tháng 4 đạt 30.121 tỷ đồng, xấp xỉ mức 35.550 tỷ đồng trong cả quý I/2020.
Theo đó, ngân hàng chiếm 47,83% tỷ trọng phát hành, tăng vọt so với tỷ trọng 2,3% trong quí I; xếp tiếp theo sau là lĩnh vực bất động sản (tổng giá trị phát hành gần 9.650 tỷ̉ đồng, chiếm 32,04%).
Điển hình trong số này là BIDV với 9 đợt phát hành, huy động hơn 5.900 tỷ đồng, tiếp theo là VIB 2 đợt phát hành, huy động 2.000 tỷ đồng, hay HDBank (1.700 tỷ đồng); VPBank (1.200 tỷ đồng); SHB và MaritimeBank (đều huy động 1.000 tỷ đồng).
Tính từ đầu năm, nhóm doanh nghiệp bất động sản vẫn là nhóm có tổng lượng phát hành nhiều nhất đạt 29.213 tỷ đồng (tương đương hơn 44%). Nhóm ngân hàng do 3 tháng đầu năm phát hành khối lượng tương đối thấp nên tổng lượng phát hành chỉ khoảng 15.390 tỷ đồng (khoảng 23,47%).
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm lãi suất điều hành và giảm trần lãi suất huy động. Do đó, “kênh trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn tương đối khi mức lãi suất ở mức cao hơn.
Vũ Đậu (TH)/SHTT