trong khi cùng kỳ lãi 10,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, Vietjet đang sở hữu khoản nợ 10.000 tỷ đồng trái phiếu không có tài sản đảm bảo tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
Theo dữ liệu từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hiện VietJet đang lưu hành 8 lô trái phiếu với tổng giá trị 10.650 tỷ đồng.
Hơn 10.000 tỷ đồng nợ trái phiếu không đảm bảo
Trong đó, gồm 7 lô trái phiếu phát hành trong năm 2021 với giá trị 10.000 tỷ đồng, có kỳ hạn từ 36 đến 60 tháng, có giá trị khủng từ 1.000 tỷ đồng trở lên.
Điểm chung của cả 7 các lô trái phiếu này đều có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Và đều là loại trái phiếu không chuyển đồi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.
Chỉ có lô trái phiếu VJCL2023001 được phát hành trong năm 2020, kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào ngày 23/12/2023, trị giá 650 tỷ đồng.
HNX cho biết thêm, VietJet cũng vừa đáo hạn lô trái phiếu VJC11912 vào ngày 26//7/2022 với giá trị 600 tỷ đồng vừa qua.
Được biết, cả VietJet lẫn HDBS đều là thành viên trụ cột của hệ sinh thái của Công ty CP Tập đoàn Sovico (Sovico Group có tiền thân là Sovico Holdings) liên quan đến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Bà Thảo hiện nay giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viejet, nắm giữ gần 47,5 triệu cổ phiếu VJC (hơn 9% cổ phần VietJet), đồng thời đại diện cho Sovico Group sở hữu hơn 290,6 triệu cổ phiếu VJC (55,5%). Ngoài ra, nữ tỷ phú này hiện cũng là Chủ tịch HĐQT của Sovico Group; Chủ tịch HĐTV của Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny.
Vietjet báo lỗ gần 800 tỷ đồng
Theo Báo cáo tài chính (BCTC) riêng quý 3/2022 vừa được công bố, VietJet ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan khi hầu hết các hoạt động đều báo lỗ.
Cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu thuần đạt gấp 7,5 lần đạt gần 10.256 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng lên hơn 10.701 tỷ đồng (tăng cao hơn gấp 12,3 lần so với cùng kỳ) khiến lợi nhuận gộp trong quý 3/2022 của VietJet lỗ 445,3 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 20,6 tỷ đồng lên gần 206 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính ở mức cao hơn với 233 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay (336 tỷ đồng). Hoạt động kinh doanh khác cũng báo lỗ 13,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí bán hàng của VietJet trong kỳ lại tăng 16% lên mức 147 tỷ đồng; Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 137% lên 134,4 tỷ đồng.
Kết quả, VietJet báo lỗ trước thuế 767,3 tỷ đồng trong quý 3/2022 (cùng kỳ lãi 10,3 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng, VietJet ghi nhận doanh thu thuần 25.154 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ; Báo lỗ sau thuế 687 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 44,5 tỷ đồng).
Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của VietJet ở mức 56.288 tỷ đồng, tăng 22,5% so với hồi đầu năm lên. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 10,6% lên 2.042 tỷ đồng; Hàng tồn kho tăng 11,6% so với đầu năm lên mức 905 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả tăng 28,4% lên 49.987 tỷ đồng gồm nợ ngắn hạn tăng 37% lên 27.081 tỷ đồng; phải trả người bán ngắn hạn tăng 135% lên 7.569 tỷ đồng; tổng nợ vay tăng 25,7% lên 19.442 tỷ đồng (chiếm 34,5% nguồn vốn). Vốn chủ sở hữu giảm 9,8% xuống hơn 6.300 tỷ đồng.
Không chỉ báo lỗ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của VietJet tiếp tục ghi âm mức gần 3.617 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2022 (cùng kỳ âm 5.582 tỷ đồng); Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 42,5 tỷ đồng (cùng kỳ âm gần 100 tỷ đồng). Dòng tiền từ hoạt động tài chính dương hơn 3.872,3 tỷ đồng do chênh lệch số tiền đi vay (22.161,7 tỷ đồng) và trả nợ gốc vay (18.289,4 tỷ đồng).
Kết thúc quý 3/2022, dòng tiền thuần của VietJet dương 213 tỷ đồng nhờ tăng cường hoạt động vay nợ.