Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Không hình thức và không thể hình thức

NHVN 08:13 05/11/2023

Một cơ chế chính sách trúng, đúng nhưng để đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khâu tổ chức triển khai thực hiện và khâu thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách. Với ý n

Đây là chương trình hành động của ngành Ngân hàng, nhằm kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, thông qua đó tổ chức triển khai và thực hiện chính sách, đưa cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng đi vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả. Hoạt động này đặc biệt phát huy hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp gặp khó khăn.

Ở góc độ quản lý và đặt trong bối cảnh hiện nay, với yêu cầu tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân cũng như nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, thì việc thực hiện chương trình càng có ý nghĩa hơn, bởi thông qua việc thực hiện chương trình, với nội hàm về: giải ngân gói tín dụng ưu đãi; thực hiện chính sách tín dụng, chính sách lãi suất và tỷ giá; các chương trình tín dụng và cải cách hành chính… là những việc làm cụ thể, trở thành hành động cụ thể của ngành Ngân hàng để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chỉ có hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt mới là điều kiện và kết quả thực tế của chương trình. Nhận thức, nhận diện và đánh giá đầy đủ như vậy để các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia chương trình tích cực và thực thi trách nhiệm trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.

Thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các TCTD đăng ký, triển khai thực hiện và cam kết giải ngân các gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã. Hoạt động này có ý nghĩa chủ động về mặt nguồn vốn cũng như hỗ trợ được doanh nghiệp tiết giảm chi phí tài chính, nhờ đưa ra mức lãi suất cho vay ưu đãi. Theo đó, hàng năm, khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, các TCTD cần tích cực và tham gia trách nhiệm trong việc đăng ký gói tín dụng ưu đãi này. Riêng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2023 có 20 thương hiệu ngân hàng đăng ký, với tổng số tiền 453 nghìn tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân trên 520 nghìn tỷ bằng 114,7% gói.

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để thực thi chính sách có hiệu quả. Thông qua việc thực hiện chương trình, yêu cầu các TCTD hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc tổ chức triển khai thực hiện và tuân thủ thực hiện các cơ chế chính sách và các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Theo đó, tất cả các hoạt động: giảm lãi suất cho doanh nghiệp; cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; giải ngân gói hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ; cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên; cho vay lãi suất thấp… đều được đăng ký tham gia chương trình và tổ chức giải ngân; ký kết hỗ trợ cho vay vốn. Cách làm này, mang lại hai ý nghĩa và kết quả quan trọng: Thứ nhất, đảm bảo tuân thủ, đưa chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả; Thứ hai, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và phản ánh định lượng bằng kết quả cụ thể.

Trong đó, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay đã cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 34.600 khách hàng, với tổng dư nợ đạt gần 39.000 tỷ đồng chiếm 27% so với cả nước; giải ngân gói tín dụng hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31 đạt 23.225 tỷ đồng, cho 392 khách hàng, chiếm 36% so với cả nước; cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên, gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; xuất khẩu; lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng không quá 4%/năm; giải ngân gói tín dụng 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản đạt 476 tỷ đồng, cho 205 khách hàng…. Các kết quả này, trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp về chi phí, về vốn, về cơ cấu nợ và sử dụng vốn vay hiệu quả… góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thông qua chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp để làm tốt công tác đối thoại doanh nghiệp; thông tin và phổ biến chính sách; phản biện và giải trình… từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ chính sách để tiếp cận thuận lợi chính sách cũng như tuân thủ chính sách bảo đảm chính sách được thực thi hiệu quả và phát huy tác dụng. Đồng thời thông qua hoạt động này, giúp cho các TCTD nhận diện đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; trách nhiệm thực thi chính sách. Từ đó không ngừng đổi mới: cải cách hành chính và phát triển dịch vụ, để tăng trưởng và phát triển bền vững.

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp không thuần túy chỉ là lễ ký kết cho doanh nghiệp vay vốn như ý tưởng ban đầu mà với nội hàm và cách làm được thực hiện bằng những hoạt động cụ thể, sáng tạo đã tạo ra một chương trình ý nghĩa và thiết thực, không phải hình thức và không thể hình thức bởi gắn với cơ chế chính sách và trách nhiệm thực thi, trách nhiệm đối thoại và giải trình; gắn với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của ngành Ngân hàng, của mỗi TCTD, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cho chính TCTD, để cùng đồng hành và phát triển.

Link gốc : https://thitruongtaichinhtiente.vn/chuong-trinh-ket-noi-ngan-hang-doanh-nghiep-khong-hinh-thuc-va-khong-the-hinh-thuc-52027.html

Bạn đang đọc bài viết Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Không hình thức và không thể hình thức tại chuyên mục Chính sách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chính sách
Một trong những nội dung đang được quan tâm tại kỳ họp Quốc hội lần này là Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi đề xuất, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 10%