TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu tại toạ đàm |
Nắm bắt được xu hướng kinh doanh mới trên thế giới và nhu cầu đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động bán hàng đa cấp. Đến năm 2018, Nghị định 40/2018/NĐ-CP thay thế cho nghị định này đã có những thay đổi mang tính đột phá với nhiều tiêu chí ngặt nghèo, chỉ có những doanh nghiệp có năng lực, chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động.Theo TS.Vũ Tiến Lộc, kinh doanh đa cấp là mô hình kinh doanh tiến bộ. Tại Việt Nam, cách đây 15 năm loại hình này đã được chính thức quy định. Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính đã chứng minh rằng đây là loại hình hợp pháp góp phần đóng góp cho ngân sách và phát triển kinh tế đất nước.
Đơn cử, quy định ký quý 10 tỷ đồng trở lên, cấm khuyến mãi sử dụng nhiều cấp, cấm sử dụng hình thức đa cấp huy động tài chính, người kinh doanh đa cấp được phép trả lại hàng hoá đã mua trong vòng 30 ngày bao gồm cả hàng hoá mua theo chương trình khuyến mại…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng biến tướng mô hình đa cấp bất chính như team khởi nghiệp 360, alibaba… trở lại như những phán ánh của người dân trong thời gian qua. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người tiêu dùng và cơ hội phát triển của các doanh nghiệp kinh đoanh đa cấp được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.
Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam trăn trở, tình trạng biến tướng mô hình đa cấp bất chính tiềm ẩn hành vi có tính chất lừa đảo núp bóng loại hình kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến rất phức tạp.
Toàn cảnh toạ đàm |
“Một số phần tử lợi dụng hành lang pháp lý, các cá nhân trục lợi làm chúng tôi – những người kinh doanh đa cấp chân chính bị điều tiếng gây nhiều cản trở, khó khăn trong công việc”, bà Nhi chia sẻ.
Vì vậy, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng cần đưa kinh doanh đa cấp về đúng "đường ray" pháp luật nhằm tránh những biến tướng”.
Đề cập đến cách nhận diện đa cấp bất chính, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, khẳng định: Kinh doanh không có giấy chứng nhận, sử dụng các mô hình kinh doanh đa cấp để huy động vốn, tiền ảo, không có hàng hóa hoặc hàng hóa chỉ là công cụ để lôi kéo người tham gia. Nói quá thông tin để dụ dỗ người khác tham gia (như cơ hội làm giàu, khởi nghiệp…).
Chỉ ra guyên nhân chính dẫn đến hậu quả mà đa cấp bất chính gây ra, luật sư Võ Đan Mạch, Tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam cho rằng xuất phát từ lòng tham, người dân không tìm hiểu kỹ, chỉ nghe nhưng không kiểm chứng.
“Các đối tượng này đưa ra hoa hồng từ 70-100%, chiêu trò để người tham gia tin vào lợi nhuận cao, nhanh hơn, người dân nhẹ dạ cả tin chỉ thấy nhiều tham gia vào mà không biết rằng không được pháp luật bảo vệ”, luật sư này chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông Võ Đàn Mạch cho rằng: Việc phát giác để xử lý cũng khó khăn, người tham gia không được thu thâp tư liệu, việc tố cáo cực khó khăn. Vì vậy chúng ta cần hướng dẫn người dân bảo vệ mình tốt nhất.
Dưới góc nhìn cơ quan quản lý, ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: Một số sản phẩm đa cấp chủ yếu là sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Hiện nay chúng tôi đã thực hiện việc công bố hoàn toàn trên Website. Theo quy định, kể từ 30 ngày nếu hồ sơ của doanh nghiệp đầy đủ thì phải giải quyết, nếu không sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ.
“Sau khi hồ sơ được cấp, người dân sẽ dễ dàng vào để xem hồ sơ công ty, sản phẩm, vừa giúp doanh nghiệp kinh doanh đa cấp giới thiệu sản phẩm vừa giúp người dân cũng có thể tra cứu để tăng độ tin cậy”, ông Long chia sẻ.
Theo Thời báo Ngân hàng