Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

NHVN 17:31 26/07/2021

Sáng 25/7, QH tiếp tục làm việc tại hội trường thảo luận về các giải pháp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển KT-XH 2021 - 2025.

Hôm nay, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 5 trong khuôn khổ kỳ họp thứ nhất khóa XV. Theo đó, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến với nội dung về tăng cường phòng chống dịch Covid-19 thời gian tới. Tiếp đó, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Ngày 25/7, Quốc hội tiếp tục làm việc và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động hơn, quyết liệt hơn với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và "bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết"; chuyển trạng thái từ "phòng ngự" sang "tấn công" với chiến lược vaccine và phương châm "4 tại chỗ" đi đôi với tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp ngoại giao, thúc đẩy mọi biện pháp có thể để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất và tổ chức chiến dịch tiêm chủng kịp thời, khoa học, an toàn, hiệu quả; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Chính phủ đã tích cực, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy mua, nghiên cứu, sản xuất và tiêm vaccine; thành lập Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và đồng bào ta ở nước ngoài, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), thay mặt Chính phủ trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Chính phủ đã bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cập nhật, bổ sung tình hình, tác động của đại dịch COVID-19, nhất là từ đầu năm 2021.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường.

Một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Chính phủ đã bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cập nhật, bổ sung tình hình, tác động của đại dịch Covid-19, nhất là từ đầu năm 2021.

Trong đó, mục tiêu tổng quát được đặt ra là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm (2016-2020), đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

“Chính phủ cũng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đồng chí Nguyễn Chí Dũng nói.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường.

Một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%...

Theo Tài chính doanh nghiệp

Link gốc : https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/quoc-hoi-thao-luan-ve-phat-trien-kinh-te--xa-hoi-ngan-sach-nha-nuoc-d22835.html

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại chuyên mục Chính phủ - Bộ ngành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chính phủ - Bộ ngành