Điểm sàn Học viện Ngân hàng xác định chung một ngưỡng đảm bảo chất lượng cho các phương thức xét tuyển là 19 điểm. Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cao hơn hẳn, dao động từ 25 đến 27,2 điểm. Cao nhất là ngành chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại (27,2 điểm).
Điều kiện xét tuyển và hồ sơ tại trường Học viện Ngân hàng
Điều kiện trúng tuyển với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ
Thí sinh có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ dưới đây (chứng chỉ có thời hạn hiệu lực tối thiểu đến 31/12/2020):
- IELTS (academic) đạt từ 6.0 trở lên- TOEFL iBT đạt từ 72 điểm trở lên- TOEIC 4 kỹ năng đạt từ 665 điểm trở lên
- Chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với ngành Kế toán định hướng Nhật Bản và Hệ thống thông tin quản lý định hướng Nhật Bản)
Điều kiện trúng tuyển với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT
- Với thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên quốc gia:Thí sinh có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm trung bình cộng trong 5 kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký đạt từ 7.0 trở lên.
- Với thí sinh hệ không chuyên của các trường THPT chuyên quốc gia và thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên tỉnh, thành phố:
Thí sinh có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm trung bình cộng trong 5 kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên.
- Với thí sinh hệ không chuyên:Đối với thí sinh đăng ký các ngành đào tạo hệ đại học chính quy, chương trình liên kết quốc tế (mã ngành 7340101_IU, 7340101_IV , 7340201_I, 7340301_I):
Thí sinh có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm xét tuyển đạt từ 25.00 trở lên.
Đối với thí sinh đăng ký các ngành đào tạo hệ đại học chính quy, chương trình đại trà (các mã ngành còn lại): Thí sinh có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm xét tuyển đạt từ 25.75 trở lên.
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực)Trong đó: M1, M2, M3: là điểm trung bình cộng 5 kỳ của các môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký, được làm tròn đến hai chữ số thập phân (sau dấu phẩy hai số).Điểm ưu tiên: Theo Quy chế tuyển sinh 2020 của Bộ GD&ĐT
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển đến xác nhận nhập học với danh mục hồ sơ, địa điểm và thời gian nhập học như sau:
Hồ sơ xác nhận nhập học:- Giấy chứng nhận kết quả thi THPT 2020 bản gốc- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản công chứng)
Địa điểm: Phòng D1.106 trụ sở Học viện Ngân hàng, 12 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Thời gian: từ 8h00 ngày 01/09/2020 đến trước 17h00 ngày 16/09/2020 (các ngày trong tuần).
Tại Đại học Ngoại thương
Nhà trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển chính thức và hướng dẫn qui trình nhập học đến từng thí sinh qua email thí sinh đã đăng ký trên hệ thống xét tuyển trực tuyến.
Các thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học chính thức từ 8h00–17h00 ngày 09/09/2020.
Thí sinh có khó khăn về tài chính có thể đăng ký nhận hỗ trợ từ Quỹ cho vay học bổng FTU-Mabuchi và các chương trình hỗ trợ khác của nhà trường. Nếu vì điều kiện khách quan thí sinh không thể thực hiện thủ tục nhập học vào thời gian trên đây, thí sinh phải thông báo cho nhà trường theo đầu mối liên hệ ở trên.
Trong trường hợp thí sinh không có lý do phù hợp và/hoặc không có minh chứng phù hợp, nhà trường sẽ đưa thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển. Trong trường hợp có lý do phù hợp, trong vòng 15 ngày kể từ ngày bắt đầu nhập học ở trên, nếu thí sinh không thông báo tới đầu mối liên hệ của Trường ở trên, thí sinh cũng sẽ bị đưa ra khỏi danh sách trúng tuyển.
Sau đây là điểm chuẩn chính thức đại học hệ chính quy theo phương thức xét tuyển 3 - xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của ĐH Ngoại Thương: