Kiểm toán Nhà nước mới đây đã có báo cáo gửi đến Quốc hội cho biết, liên quan đến nợ công, hiện còn tồn đọng một số dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có nợ quá hạn.
Cụ thể, đến 31/12/2018, có 54 dự án cho vay lại được thực hiện từ trước năm 2010 quá hạn (ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 43 dự án, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 8 dự án; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) 3 dự án) với dư nợ là 5.122 tỷ đồng, trong đó các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán là 3.551,68 tỷ đồng.
-- |
Năm 2018 còn phải ứng Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ cho 2 dự án Chính phủ bảo lãnh 1.184 tỷ đồng.
Kết quả chung về kiểm toán nợ công cũng được nêu tại báo cáo. Theo đó, dư nợ công đến 31/12/2018 là 3.232.411 tỷ đồng, bằng 58,3% GDP thực hiện (3.232.411/5.542.300 tỷ đồng). Mặc dù các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP tiếp tục giảm so với các năm trước nhưng dư nợ công năm 2018 tiếp tục gia tăng 159.117 tỷ đồng tương đương 5,18% so với năm 2017.
Kiểm toán Nhà nước nhận định, nợ công tăng dẫn đến áp lực về nghĩa vụ nợ ngày càng cao đối với ngân sách nhà nước (NSNN) (chi trả phí, lãi vay) và quản lý nợ công (vay để trả nợ gốc) trong cả hiện tại và tương lai.
Năm 2018, hệ số trả nợ của Chính phủ so với tổng thu NSNN ở mức 12,3% (230.823/1.880.029 tỷ đồng), trong đó chi trả nợ lãi 104.443 tỷ đồng bằng 146% tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương và bằng 68,2% bội chi NSNN năm 2018.
Khái quát kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 10 tổ chức tài chính, ngân hàng, Tổng Kiểm toán nêu rõ: Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân cả năm 1,48%, lạm phát bình quân ở mức 3,54%, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, tỷ giá và thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng 12%.
Hầu hết các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được kiểm toán đều đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động (trừ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam), kinh doanh có lãi hoặc chênh lệch thu chi dương (trừ VDB).
Song, lãi suất cho vay bình quân năm 2018 tăng so với năm 2017, không đạt mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ. Một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức tối đa cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
BIDV là 1 trong 4 NHTM có vốn nhà nước quy mô lớn trong hệ thống NH Việt Nam. Song NH lớn gắn liền với khách hàng lớn nên rủi ro cũng lớn. Điều này thể hiện qua những số liệu liên quan đến nợ xấu của NH trong thời gian qua và hiện đã tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). BIDV vẫn đang trong quá trình xử lý nợ xấu. Gần đây, BIDV cũng tích cực rao bán nợ xấu, , các chi nhánh của BIDV phát hành gần 30 thông báo về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, có một số tài sản được rao bán nhiều lần vẫn chưa xử lý được, dù đã có Nghị quyết 42 nhưng khó có người mua. Xem ra, trong thời gian tới, ngoài trích lập dự phòng để cải thiện quản lý rủi ro là cần thiết với BIDV, NH còn phải nỗ lực hoạt động để nuôi các khoản nợ có khả năng mất vốn.
Năm 2019 tiếp tục là một năm ăn nên làm ra của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID) khi hoàn thành 105,6% kế hoạch năm đã đề ra. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động của BIDV đạt 48.200 tỉ đồng, tăng 8,8%; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.800 tỉ đồng, tăng 15,8% so với năm 2018.
Cho vay bán lẻ đóng vai trò là động lực tăng trưởng tín dụng chính của BIDV trong năm vừa qua, với các khoản cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) lần lượt tăng 21,5% và 18%. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp (được tính là tín dụng theo quy định tại Việt Nam) giảm 11,3% so với năm 2018, qua đó kéo tăng trưởng tổng tín dụng của BIDV còn 12,4%, thấp hơn mức 13,56% của toàn ngành. Tuy nhiên, BIDV vẫn tiếp tục dẫn đầu ngành về tổng thị phần tín dụng cũng như thị phần cho vay cá nhân.
Một điểm đáng quan ngại của BIDV đến từ việc biên lãi cho vay (NIM) của ngân hàng này tiếp tục thu hẹp. NIM của BIDV đã giảm xuống còn 2,67%, khiến thu nhập lãi ròng năm 2019 chỉ đạt 36.000 tỉ đồng dù tín dụng tăng trưởng tốt. Nguyên nhân là chi phí vốn của BIDV tăng 29 điểm cơ bản trong khi lợi suất tài sản gần như không tăng trưởng, chỉ nhích nhẹ 2 điểm cơ bản.
Với nỗi lo nợ xấu vẫn còn đó, sự bùng phát của dịch COVID-19 chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến BIDV khi làm tăng rủi ro phát sinh nợ xấu mới, cũng như chi phí dự phòng cho trái phiếu VAMC cao hơn. Không chỉ có vậy, mặc dù tỉ lệ CIR của ngân hàng này đã giảm trong 4 năm qua, nhưng Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng CIR sẽ tăng mạnh trong 2 năm tới do việc tập trung nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi của họ.
Một thách thức khác của BIDV trong năm 2020 đến từ việc Thông tư 22 chính thức có hiệu lực. Theo đó, quy định giới hạn tỉ lệ dư nợ tín dụng trên huy động (LDR) là 85% với tất cả các ngân hàng thương mại thay vì phân biệt mức 80% với các ngân hàng thương mại cổ phần và 90% với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước như trước. Do đó, các ngân hàng quốc doanh như BIDV đang có tỉ lệ LDR trên 85% buộc phải dịch chuyển vốn sang kinh doanh trên liên ngân hàng nhiều hơn để đáp ứng quy định mới.
Ngoài ra, định hướng của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay đi kèm với các quy định quản lý chặt
Được biết, với triển vọng không mấy tích cực trong năm 2020, Công ty Chứng khoán SSI đã hạ khuyến nghị cho cổ phiếu BID từ “khả quan” xuống “phù hợp thị trường” với mức giá mục tiêu 1 năm là 53.300 đồng/ cổ phiếu. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) còn đưa ra mức định giá mục tiêu thấp hơn rất nhiều, chỉ là 33.000 đồng/cổ phiếu do những lo ngại lớn về tốc độ giải quyết nợ xấu của BIDV sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Minh Quân