Mức chia cổ tức cổ đông thông qua là 14.65% bằng cổ phiếu nhằm mục tiêu hỗ trợ cho kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Về kế hoạch tăng vốn, trong năm nay, NamABank sẽ tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2019, NamABank đã hoàn tất tăng vốn điều lệ đợt 1 từ mức 3,353 tỷ đồng lên 3,890 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Hiện NamABank đã hoàn tất thủ tục pháp lý cho việc tăng vốn từ 3,890 tỷ đồng lên mức 5,000 tỷ đồng và dự kiến hoàn tất trong quý 3/2020.
Trong năm 2020, NamABank sẽ tăng vốn điều lệ từ mức 5,000 tỷ đồng (sau khi tăng vốn thành công đợt 2/2019) lên mức 7,000 tỷ đồng thông qua 2 phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2019 và phát hành riêng lẻ.
Trong đó, NamABank dự kiến phát hành 57 triệu cp để trả cổ tức, tương đương giá trị theo mệnh giá dự kiến là 570 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện so với vốn điều lệ cuối năm 2019 là 14.65% và 11.4% so với sau khi tăng vốn điều lệ đợt 2/2019.
Đối với chào bán riêng lẻ, NamABank dự kiến phát hành 143 triệu cp, tương đương giá trị theo mệnh giá phát hành là 1,430 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện so với cuối năm 2019 là 36.76% và do với sau khi tăng vốn đợt 2/2019 là 28.6%.
Việc tăng vốn 2020 sẽ phụ thuộc vào kết quả tăng vốn của đợt 2/2019.
Đại hội đồng cổ đông thường niên của NamABank sáng 27/6 |
Được biết, Công ty AMC đang hoạt động dưới hình thức công ty con của NamABank. Tuy nhiên theo Công văn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trường hợp Công ty AMC hoạt động như 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì phải thực hiện giảm mức vốn góp, mua cổ phần hiện tại để AMC thành doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần, không phải là công ty con, công ty liên kết của NamABank.
Do đó, ĐHĐCĐ đã thông qua việc thay đổi hình thức tổ chức của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Nam Á (Công ty AMC). Trong đó, giảm mức vốn góp của NamABank tại Công ty AMC từ 100% vốn điều lệ xuống còn tối đa 11% vốn, sau khi được NHNN chấp thuận.
Theo Vietnamdaily