Cơ quan Hải quan tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Ảnh: Internet |
Luỹ kế 5 tháng, tổng thu NSNN ước đạt 577 nghìn tỷ đồng, bằng 38,2% dự toán, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: thu nội địa ước đạt 480,5 nghìn tỷ đồng, bằng 38% dự toán, giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 đạt 43,5% dự toán). Thu từ dầu thô ước đạt 19,84 nghìn tỷ đồng, bằng 56,4% dự toán. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 76,2 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt 196,8 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn giảm, như: xăng dầu các loại giảm 48,1%, ô tô nguyên chiếc giảm 44%, sắt thép giảm 15,9%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 3%... đã tác động làm giảm thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong tổng số thu từ nội địa, có 6/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 41%); nhưng chủ yếu là các khoản thu nhỏ hoặc tiền sử dụng đất (đạt 54,7% dự toán); 6 khoản thu còn lại không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 33,4% dự toán, giảm 15%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 37,5% dự toán, giảm 2,6%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 32,4% dự toán, giảm 16,1%; các loại phí, lệ phí đạt 30,9% dự toán, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2019...
Xét theo sắc thuế, số thu ngân sách từ đầu năm đến nay vẫn đang có xu hướng giảm dần, như: thuế giá trị gia tăng nộp ngân sách quý IV/2019 bình quân tăng 8% so với cùng kỳ, 3 tháng đầu năm 2020 tăng 3,2%, đến tháng 4 giảm 31,9%, tháng 5 ước giảm 48,6%; thuế tiêu thụ đặc biệt quý IV/2019 tăng 9,5%, 3 tháng đầu năm giảm 2,1%, đến tháng 4 giảm 18,3%, tháng 5 ước giảm 38%; thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm mạnh từ tháng 4/2020, trong đó tháng 4 giảm 45,3%, tháng 5 ước giảm 40,3% so với cùng kỳ năm 2019...
Quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách
Để thực hiện thu đúng, thu đủ về ngân sách, cơ quan thuế, hải quan đã tích cực thu hồi thuế nợ đọng, thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch… Tính đến ngày 20/5, cơ quan thuế đã thực hiện 15,2 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra khoảng 163,73 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, kiến nghị xử lý thu vào ngân sách và giảm lỗ 20,74 nghìn tỷ đồng, trong đó thu vào NSNN 8,7 nghìn tỷ đồng (thực tế đã thu được NSNN 3.844 tỷ đồng); tích cực xử lý thu hồi 12,37 nghìn tỷ đồng thuế nợ đọng từ năm trước chuyển sang.
Ước tính cả nước chỉ có 30/63 địa phương thu nội địa đạt trên 42% dự toán và 23/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019, tương ứng là 46/63 và 57/63).
Trong tháng 5, cơ quan thuế tiếp tục tích cực hướng dẫn việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP; đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng quy định 115,34 nghìn giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất; tổng số tiền được gia hạn khoảng 36,6 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN.
Trong 5 tháng, cơ quan hải quan đã thực hiện 451 cuộc kiểm tra sau thông quan, qua đó xử lý thu vào NSNN 649 tỷ đồng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tích cực xử lý, thu hồi nợ đọng thuế…
Về chi NSNN, theo Bộ Tài chính, tổng chi NSNN tháng 5 ước đạt 130,3 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 5 tháng đạt 603,4 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 122,24 nghìn tỷ đồng, bằng 26% dự toán, tuy có khá hơn về tiến độ so với năm 2019, song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/5, Bộ Tài chính đã phát hành 58,82 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch năm 2020 để chi trả nợ trái phiếu đến hạn và để nhận nợ với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo Nghị quyết của Quốc hội (9.090 tỷ đồng), với kỳ hạn bình quân 15,38 năm, lãi suất bình quân 3,01%/năm (bình quân năm 2019 là 4,51%/năm).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong điều kiện thu ngân sách dự kiến giảm, chi ngân sách tăng, cân đối NSNN rất khó khăn, giải pháp mà Bộ Tài chính đặt ra nhằm đảm bảo cân đối NSNN cho việc thực hiện các chính sách về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, đó là quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN, bao gồm cả nhiệm vụ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm soát chi tiêu, triệt để tiết kiệm để cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không thực sự cần thiết.
Trong tổng số thu từ nội địa, có 6/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 41%); nhưng chủ yếu là các khoản thu nhỏ hoặc tiền sử dụng đất (đạt 54,7% dự toán); 6 khoản thu còn lại không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 33,4% dự toán, giảm 15%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 37,5% dự toán, giảm 2,6%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 32,4% dự toán, giảm 16,1%; các loại phí, lệ phí đạt 30,9% dự toán, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2019...
Xét theo sắc thuế, số thu ngân sách từ đầu năm đến nay vẫn đang có xu hướng giảm dần, như: thuế giá trị gia tăng nộp ngân sách quý IV/2019 bình quân tăng 8% so với cùng kỳ, 3 tháng đầu năm 2020 tăng 3,2%, đến tháng 4 giảm 31,9%, tháng 5 ước giảm 48,6%; thuế tiêu thụ đặc biệt quý IV/2019 tăng 9,5%, 3 tháng đầu năm giảm 2,1%, đến tháng 4 giảm 18,3%, tháng 5 ước giảm 38%; thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm mạnh từ tháng 4/2020, trong đó tháng 4 giảm 45,3%, tháng 5 ước giảm 40,3% so với cùng kỳ năm 2019...
Quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách
Để thực hiện thu đúng, thu đủ về ngân sách, cơ quan thuế, hải quan đã tích cực thu hồi thuế nợ đọng, thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch… Tính đến ngày 20/5, cơ quan thuế đã thực hiện 15,2 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra khoảng 163,73 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, kiến nghị xử lý thu vào ngân sách và giảm lỗ 20,74 nghìn tỷ đồng, trong đó thu vào NSNN 8,7 nghìn tỷ đồng (thực tế đã thu được NSNN 3.844 tỷ đồng); tích cực xử lý thu hồi 12,37 nghìn tỷ đồng thuế nợ đọng từ năm trước chuyển sang.
Ước tính cả nước chỉ có 30/63 địa phương thu nội địa đạt trên 42% dự toán và 23/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019, tương ứng là 46/63 và 57/63).
Trong tháng 5, cơ quan thuế tiếp tục tích cực hướng dẫn việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP; đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng quy định 115,34 nghìn giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất; tổng số tiền được gia hạn khoảng 36,6 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN.
Trong 5 tháng, cơ quan hải quan đã thực hiện 451 cuộc kiểm tra sau thông quan, qua đó xử lý thu vào NSNN 649 tỷ đồng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tích cực xử lý, thu hồi nợ đọng thuế…
Về chi NSNN, theo Bộ Tài chính, tổng chi NSNN tháng 5 ước đạt 130,3 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 5 tháng đạt 603,4 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 122,24 nghìn tỷ đồng, bằng 26% dự toán, tuy có khá hơn về tiến độ so với năm 2019, song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/5, Bộ Tài chính đã phát hành 58,82 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch năm 2020 để chi trả nợ trái phiếu đến hạn và để nhận nợ với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo Nghị quyết của Quốc hội (9.090 tỷ đồng), với kỳ hạn bình quân 15,38 năm, lãi suất bình quân 3,01%/năm (bình quân năm 2019 là 4,51%/năm).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong điều kiện thu ngân sách dự kiến giảm, chi ngân sách tăng, cân đối NSNN rất khó khăn, giải pháp mà Bộ Tài chính đặt ra nhằm đảm bảo cân đối NSNN cho việc thực hiện các chính sách về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, đó là quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN, bao gồm cả nhiệm vụ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm soát chi tiêu, triệt để tiết kiệm để cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không thực sự cần thiết.