Giao dịch hợp đồng kỳ hạn sau đánh giá hàng tồn kho mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy, các công ty dịch vụ công cộng đã đưa một lượng khí 32 Bcf tương đối yếu vào kho chứa dưới lòng đất trong tuần kết thúc vào ngày 15/7. Bản báo cáo đã chứng tỏ sự giảm giá so với cả kỳ vọng và cả định mức lịch sử .
Trong khi đó, nhiệt độ trong tuần qua báo cáo EIA mới nhất cho thấy, nóng hơn bình thường ở nhiều nơi trên nước Mỹ, đặc biệt là khắp Texas và phần lớn miền Nam, trong khi sản lượng khí đốt tự nhiên lại không đồng đều.
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet) |
Trong bối cảnh các dự án bảo trì lẻ tẻ, sản lượng đã không duy trì được mức 97 Bcf mà nhiều nhà phân tích dự kiến vào giữa tháng 7. Điều đó có thể cần thiết để theo kịp nhu cầu qua một mùa Hè nắng nóng thiêu đốt.
Các dự báo cho biết, nắng nóng tiếp tục diễn ra trên diện rộng, với nhiệt độ cao trong khoảng 90°F - 100°F (tương đương 32°C - 38°C) trên hầu hết cả nước trong suốt tháng 7 và đầu tháng 8. Các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã sản xuất hơn 11 Bcf/ngày trong tháng 7 - về cơ bản hoạt động hết công suất ngoại trừ nhà máy Freeport LNG ngoại tuyến ở Texas.
Đáng chú ý, Nga đã nối lại các dòng khí đốt đến châu Âu trên đường ống Nord Stream 1 (NS1) sau công việc bảo trì vào mùa Hè, ít nhất là tạm thời giảm bớt lo lắng rằng, Điện Kremlin có thể cắt đứt nguồn cung cho lục địa này.
Các quan chức châu Âu bày tỏ lo lắng rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụng dự án NS1 làm lý do cho việc cắt giảm dòng chảy kéo dài để trừng phạt các nước châu Âu phản đối hoạt động quân sự đặc biệt của Điện Kremlin ở Ukraine.
Tuy nhiên, các chuyến hàng chỉ quay trở lại 40% công suất, mức trước khi dòng chảy bị tạm dừng trong 10 ngày bảo trì theo kế hoạch. Với nguồn cung khí đốt bấp bênh của Nga, châu Âu đang tìm đến các nhà xuất khẩu của Mỹ để lấp đầy khoảng trống vào thời điểm nhiệt độ quá cao đang bao trùm khắp lục địa.
Tại thị trường trong nước, chiều ngày 30/6, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/7, giá gas City Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 29.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 469.500 đồng/bình 12kg và 1.955.500 đồng/bình 50kg.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/7 giá bán gas Saigon Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 449.000 đồng/bình 12kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/7 giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 450.900 đồng/bình 12kg và 1.690.890 đồng/bình 45kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới bình quân tháng 7 chốt 725 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh mức giảm tương ứng. Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas giảm giá và là lần thứ 4 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 79.000 đồng/bình 12kg.