Quý I/2022 ghi nhận có 24 ngân hàng tăng trưởng trích lập dự phòng so với cùng kỳ, có ba nhà băng ghi nhận mức trích lập dự phòng giảm là ACB, Viet Capital Bank và PG Bank.
Khảo sát mới nhất ngày 9/5 tại 13 ngân hàng thương mại trong nước, lãi suất vay mua nhà đang dao động trong khoảng từ 4,9%/năm đến 8,5%/năm. Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi từ 3 tháng đến 60 tháng
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng tại hầu hết kỳ hạn vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4 ước tăng trên 16% so với cùng kỳ, cao hơn 2 điểm % so với mục tiêu tăng trưởng cả năm là 14%.
Ngược với diễn biến thị trường chứng khoán, tiền gửi dân cư duy trì đà tăng, đạt 5,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 56.400 tỷ đồng so với cuối tháng 1 vừa rồi.
Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng đang hết sức sôi nổi. Mới đây, ABBank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thêm 35% và sẽ tiếp tục trình cổ đông kế hoạch tăng vốn tại đại hội sắp tới.
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng cũng được điều chỉnh tăng trong thời điểm cuối tháng 3 - đầu tháng 4, trong đó lãi suất cao nhất lên đến 7,8%/năm.
Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý I/2022 của nhóm ngành ngân hàng.
Tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng thương mại nắm giữ liên tục giảm từ 71% xuống còn 25% tính đến đầu năm nay.
Các chuyên gia cho rằng, áp lực trích lập dự phòng nợ xấu của các ngân hàng sẽ giảm trong năm nay từ đó cải thiện được lợi nhuận chung của ngân hàng.
Tháng 4 này, so sánh lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại hơn 30 ngân hàng trong nước ghi nhận mức cao nhất hiện là 6,05%/năm và được áp dụng tại ngân hàng SeABank.
Tháng 4 này, so sánh lãi suất kỳ hạn 3 tháng tại hơn 30 ngân hàng trong nước ghi nhận mức cao nhất hiện là 4%/năm và được áp dụng tại ngân hàng VPBank.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vươn lên trở thành kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế, bên cạnh kênh dẫn vốn truyền thống là ngân hàng, chứng khoán...
MB kỳ vọng việc chuyển giao bắt buộc này sẽ mở ra cơ hội tăng tốc từ 1,5 - 2 lần để phát triển quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới ngân hàng.
Theo kết quả điều tra do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, thì nhu cầu vay vốn trong quý I/2022 được nhận định cải thiện mạnh. Đây là tín hiệu tích cực, khác với xu thế chung của các năm từ 2018- 2021.
Các ngân hàng cho biết tình hình kinh doanh quý I/2022 đã cải thiện so với quý trước nhưng chưa đạt kỳ vọng, dự báo tình hình sẽ cải thiện hơn trong thời gian tới.
Trong năm 2021, hàng chục nghìn tỷ đã được các ngân hàng đã bơm thêm vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Đứng đầu là Techcombank với trên 254.000 tỷ đồng, tương đương 73% tổng dư nợ.
Hàng chục ngàn m2 đất ở TP HCM được thế chấp ở các ngân hàng BIDV, Agribank, VietinBank,… đã được đưa ra bán.
Trong những ngày cuối tháng 3, một số ngân hàng đã có động thái tạm dừng cấp tín dụng, giải ngân đối với mảng cho vay bất động sản.
Hệ thống ngân hàng đã bơm thêm ra nền kinh tế gần 420.000 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm. Tăng trưởng tín dụng được hỗ trợ bởi việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành.