Dragon Capital: Xung đột Nga - Ukraine sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam

Theo Doanh nhân Việt Nam 18:35 02/03/2022

Theo báo cáo mới của Dragon Capital xung đột giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua chuỗi năng lượng và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngày 21/2, cuộc xung đột Ukraine và Nga trở nên căng thẳng khi Nga công nhận hai vùng ly khai là Donetsk và Lugansk của Ukraine. Sau đó 5 ngày, các đất nước phương Tây đã ban hành những sắc lệnh liên quan đến chính phủ Nga. Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của cuộc xung đột này đến Việt Nam.

Theo Dragon Capital, cuộc xung đột giữa chính phủ Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt trong việc trao đổi thương mại quốc tế khi mà tổng sản lượng xuất khẩu của Nga chiếm tới 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới.

Tác động đến thương mại có thể nhỏ, nhưng rủi ro về việc chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu bị đứt có thể xảy ra. Mặc dù tăng nhanh về giá năng lượng có thể tạo ra nhiều áp lực lên các quốc gia, nhưng Dragon Capital đánh giá vấn đề này có thể được kiếm soát.

Thương mại của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

Thương mại giữa Nga và Ukranie với Việt Nam chiếm một phần nhỏ trong tổng trao đổi thương mại, chiếm 1% và 0,1%. Việt Nam chủ yến mua phân bón (150 triệu USD), kim loại và thép (500 triệu USD), dầu mỏ (500 triệu USD) và sản phẩm nông nghiệp (300 USD) từ hai quốc gia này. Đồng thời xuất khẩu điện thoại di động (1.230 triệu USD), hàng dệt may (480 triệu USD) và các thiết bị điện tử ( 640 triệu USD).

Tổng giá trị xuất-nhập khẩu giữa Việt Nam và hai quốc gia này chỉ chiếm 668 tỷ USD. Do vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến từ cuộc xung đột liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa tại Việt Nam là hạn chế.

Mặt khác, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua chuỗi năng lượng và cung ứng hàng hóa mà hai nước này là mắt xích quan trọng.

Trong khi chịu tác động trực tiếp từ cuộc xung đột, Việt Nam hoàn toàn không thể tránh khỏi những tác động gián tiếp đến từ việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đặc biệt trong mảng xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử.

Top10 quốc gia Việt Nam xuất nhập khẩu nhiều nhất. Nguồn: Dragon Capital.
Top10 quốc gia Việt Nam xuất nhập khẩu nhiều nhất. Nguồn: Dragon Capital.

Nga và Ukraine là những quốc gia chính cung cấp những nguyên liệu chính để sản xuất các chip bán dẫn như niken, neon, krypton, nhôm và pladium. Do đó, việc hạn chế hay đứt gãy việc cung cấp tài nguyên của Nga có thể gây ra tắc nghẽn trong lĩnh vực sản xuất điện tử.

Hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu các chip bán dẫn Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây cũng chính là bốn đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam đã chi 59 tỷ USD để mua chất bán dẫn, điện thoại và linh kiện điện tử từ những thị trường này, ước tính chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Các quốc gia Đông Á đang lên tiếng ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây và có thể cũng sẽ sử dụng một vài biện pháp. Bởi vậy nếu có bất kỳ căng thẳng nào đến Nga và các nước này đều sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung ứng linh kiện điện tử và chip bán dẫn cần thiết cho việc sản xuất các thiết bị điện tử tại Việt Nam.

Thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Nguồn: GSO.
Thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Nguồn: GSO.

Cán cân thương mại của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng

Đánh giá về cán cân thương mại, Việt Nam nhập khẩu khoảng 6 tỷ USD dầu và các sản phẩm từ dầu mỗi năm trong suốt 4 năm qua. Vì vậy, giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế thương mại của Việt Nam.

Hiện tại, thặng dư thương mại đạt 13,2 tỷ USD (2022), định giá dầu là 85 USD/thùng. Tuy nhiên, trong viễn cảnh giá dầu tăng lên 100 USD/thùng, thặng dư thương mại của Việt Nam sẽ giảm còn khoảng 12 tỷ USD, điều này có nghĩa là ảnh hưởng đến từ việc tăng giá dầu là khoảng 7%.

Lạm phát tại Việt Nam có thể tăng cao do ảnh hưởng từ giá dầu nhưng có thể kiểm soát được

Ảnh hưởng có liên quan đến cuộc xung đột lên kinh tế Việt Nam tiếp đến là lạm phát thông qua việc tăng giá dầu. Dầu thô hiện tại chiếm 3,6% trong giỏ hàng hóa, trong khi nhóm giao thông chiếm 9,7%.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá dầu Brent tăng 27,2% Diễn biến giá dầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cuộc xung đột tại Ukraine và thỏa thuận liên quan đến phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Ba viễn cảnh có thể xảy ra:

Thứ nhất, Nga có thể thực hiện các biện pháp trả đũa và thỏa thuận hạt nhân của Iran không được chấp nhận. Giá dầu sẽ ở mức 105 USD/thùng

Thứ hai, sự leo thang giá cả ở Nga cùng thỏa thuận hạt nhân của Iran được chấp nhận. Giá dầu sẽ ở mức 100 USD/thùng

Thứ ba, rủi ro giảm dần và thỏa thuận hạt nhân của Iran được đồng thuận. Giá dầu dự báo ở ngưỡng 88 USD/thùng

Các kịch bản về giá dầu được Dragon Capitl đưa ra. Nguồn: Dragon Capital.
Các kịch bản về giá dầu được Dragon Capitl đưa ra. Nguồn: Dragon Capital.

Dựa trên ba giả định ở trên, Dragon Capital đánh giá ảnh hưởng của giá dầu quốc tế lên lạm phát Việt Nam sẽ có thể tăng lên từ 0,65%, 0,3% và 0,08% lần lượt trong ba trường hợp trên.

Tuy nhiên, theo góc nhìn của Dragon Capital, nột vài tác động không quá đáng kể nhưng có thể xảy ra. Mặc dù giá xăng tại Việt Nam phụ thuộc vào giá dầu thế giới, nhưng cũng không phải luôn luôn đi cùng nhau. Giá nhiên liệu tại Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế Việt Nam cũng như các yếu tố bình ổn khác.

Khi đó nhà nước có thể sẽ ban hành một số những điều chỉnh để đảm bảo lạm phát ở mức kiểm soát. Cho tới nay, một vài chính sách đã được triển khai như chính phủ tài trợ cho một công ty lọc dầu để giải quyết vấn đề tài chính tạm thời và nâng mức sản xuất của công ty về mức bình thường. Bộ Tài chính đấu thầu 100 triệu lít xăng RON-92 ( xăng nội địa) từ nguồn dự trữ quốc gia trong tháng để tăng nguồn cung cấp.

Mặt khác, Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu Bộ tài chính xem xét việc giảm thuế lên các sản phẩm xăng dầu. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tiếp theo. Hiện phí thuế chiếm 15% giá xăng trong tổng thuế và các chi phí khác chiếm 42% giá sản phẩm.

Dragon Capital đưa ra đánh giá rằng lạm phát xảy ra do sự tăng về giá dầu thì không cần đặc biệt lo ngại. Chính phủ hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả các thành phần khác trong giỏ hàng hóa như điện & nước (3,9%), y tế (5,4%) hoặc giáo dục (5,5%) . Tuy nhiên, có một vấn đề cần quan tâm nếu giá của thịt, gạo và gia cầm tăng lên.

Từ những phân tích trên, Dragon Capital kết luận xung đột giữa Nga và Ukraine tạo ra ảnh hưởng có thể giới hạn được lên việc trao đổi thương mại của Việt Nam và hai nước. Từ vai trò của hai quốc gia trên chuỗi năng lượng và cung ứng toàn cầu, Việt Nam có thể ảnh hưởng. Tác động dễ thấy nhất là lạm phát tăng do ảnh hưởng từ giá dầu.

Bên cạnh đó, cán cân thương mại có thể sẽ không tăng như dự kiến trước đó do giá dầu nhập tăng cao và giảm sản lượng xuất khẩu do thiếu hụt nguồn cung các linh kiện.

Bạn đang đọc bài viết Dragon Capital: Xung đột Nga - Ukraine sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam tại chuyên mục Góc nhìn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Góc nhìn