BitcoinDeFi kêu cứu vì bị nghi oan là 'đa cấp'?

Sở hữu Trí tuệ 18:06 16/08/2021

Liệu cộng đồng có vội vàng nhận định BitcoinDeFi là “đa cấp” khi chưa tìm hiểu kỹ về bản chất của hoạt động tương hỗ tài chính cộng đồng trong mô hình này?

Sự xuất hiện của “em trai Khá Bảnh”

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước tin tức về dự án “đa cấp” BitcoinDeFi kêu gọi đầu tư không có rủi ro và cam kết trả lãi suất, lợi nhuận lớn mỗi tháng. Điều này mang đến lo ngại cho cộng đồng về một dự án bất chính, gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội.

Trong cơn bão ấy, chi tiết được chú ý hơn cả là sự tham gia của nhân vật Phạm Tuấn, được biết đến là em trai của “Khá Bảnh” – một giang hồ mạng không xa lạ với cộng đồng. Phạm Tuấn từng xuất hiện với “Khá Bảnh” trong các livestream ở thời điểm giang hồ mạng này chưa lãnh án tù.

Sự góp mặt của “em trai Khá Bảnh” đã khiến BitcoinDeFi nhận về vô số “gạch đá” và thành kiến từ dư luận. Đặc biệt khi nhân vật này từng vướng vào lùm xùm lôi kéo cộng đồng tham gia một sàn giao dịch vừa “sập” có tên gọi Wolf Broker, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” mà chẳng thể kêu ai. Chính vì vậy, khi Phạm Tuấn xuất hiện trở lại trong sự kiện của dự án BitcoinDeFi với tư cách “đại diện miền Bắc”, cộng đồng lại một lần nữa dậy sóng.

Sự xuất hiện của “em trai Khá Bảnh” sau lùm xùm với sàn Wolf Broker đã tạo nên thành kiến trong cộng đồng BitcoinDeFi

BitcoinDeFi: kẻ ác hay nạn nhân?

Dù vậy, quá trình tìm hiểu thông tin cho thấy nhiều điểm khác thường xoay quanh nhận định của dư luận đại chúng về dự án BitcoinDeFi.

Công bằng mà nói, các khái niệm cần được tách bạch rõ ràng. Nếu đem trộn lẫn lý lịch của “em trai Khá Bảnh” và sàn Wolf Broker với bản chất của một dự án khác, ở đây là BitcoinDeFi, sẽ là không hợp lý.

Wolf Broker là một sàn giao dịch quyền chọn nhị phân không rõ nguồn gốc. Khi tham gia sàn này, người chơi đặt cược vào sự biến động của các loại tiền tệ, tài sản trong khoảng thời gian 30 giây. Nói một cách chính xác, đây là hình thức đánh bạc trá hình đầy may rủi.

BitcoinDeFi lại không phải là một sàn giao dịch. Trang chủ bitcoindefi.eu giới thiệu về một đồng tiền mã hoá với tên gọi BitcoinDeFi (BTCDF), có trụ sở công ty mẹ tại “công viên công nghệ” Dubai Silicon Oasis. Trên các phương tiện truyền thông, dự án này công khai đăng tải bộ hồ sơ pháp lý được cấp bởi chính quyền Dubai (UAE) với giấy phép phát hành dịch vụ công nghệ tài chính để cộng đồng có thể kiểm chứng xuất xứ pháp lý này.

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có hành lang pháp lý nhưng nhu cầu của người dân tham gia hoạt động đầu tư tài chính trên các đồng tiền điện tử và phái sinh là có thật. Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao của Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, cho rằng, các cơ quan quản lý đang tiếp cận nghiên cứu, tạo hành lang pháp lý cho các loại tiền chính thống, mô hình kinh doanh trong môi trường tài chính điện tử mới như các ví điện tử, các mô hình tài chính công nghệ,…; đồng thời, phối hợp hoàn thiện cơ sở dữ liệu định danh toàn quốc để tạo hệ sinh thái, chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các tổ chức tài chính.

Bộ giấy phép hoạt động của BitcoinDeFi.

Cùng với đó, qua tìm hiểu mô hình vận hành của BitcoinDeFi cùng với cách dự án này liên tục “kêu oan” trên các phương tiện truyền thông, có thể thấy, việc BitcoinDeFi từng kêu gọi đầu tư không có rủi ro và cam kết trả lợi nhuận hàng tháng là không tồn tại.

Nguồn cơn của những tin đồn này có lẽ phát sinh từ chính lùm xùm của “em trai Khá Bảnh” với sàn Wolf Broker, dẫn đến một số lượng lớn các KOL (những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó) của thị trường tiền mã hóa Việt Nam đồng loạt cáo buộc BitcoinDeFi là một mô hình đa cấp Ponzi.

Vậy cộng đồng có nên để ngỏ khả năng về một sự nhầm lẫn và dành thêm thời gian tìm hiểu sự thật của vụ việc này? BitcoinDeFi có phải là một mô hình đa cấp Ponzi bất chính, hay là một nạn nhân khác của “văn hóa tẩy chay” trong cộng đồng?

Bản chất trong hoạt động dòng tiền của BitcoinDeFi

Theo Wikipedia, “mô hình đa cấp Ponzi là hình thức lừa đảo thu hút người tham gia bằng cách trả lợi nhuận cho người đến trước bằng ngân sách thu được từ người đến sau.” Đa cấp Ponzi thường không có sản phẩm hay hoạt động kinh doanh gì để tạo ra lợi nhuận, mà chỉ lấy tiền gốc để trả tiền lãi.

Các dự án Ponzi luôn thu phần lớn dòng tiền về túi riêng, sau đó tổ chức chi trả lợi nhuận hàng tháng cộng đồng; khiến dòng tiền bị hao mòn và dần mất đi khả năng thanh khoản. Đây chính là mấu chốt phản ánh mâu thuẫn lợi ích giữa Nhà phát triển và Cộng đồng đầu tư của các mô hình Ponzi – khiến điểm kết thúc đến như một lẽ tất yếu. Trong khi đó, dự án BitcoinDeFi không chứa mâu thuẫn lợi ích giữa Nhà phát triển và Cộng đồng đầu tư, bởi hệ thống không thu giữ tài sản của cộng đồng.

Dòng tiền xuất phát từ cộng đồng và ngay lập tức được phân bổ lưu lượng rất lớn – đến 80% về chính cộng đồng đó. Dự án BitcoinDeFi không thu dòng tiền chảy qua dự án về ngân sách hệ thống, con số 20% được trích lại để vận hành nền tảng là chi phí dễ hiểu và xác đáng.

Trang chủ của BitcoinDeFi giới thiệu: “Hệ thống không giữ tài sản của cộng đồng”

Vì lẽ đó, có thể kết luận BitcoinDeFi không phải là mô hình đa cấp Ponzi, bởi hệ thống này không vận hành kinh doanh trên dòng tiền của cộng đồng, mà chỉ làm nhiệm vụ điều phối, luân chuyển dòng tiền ngay trong chính cộng đồng đó thông qua Node của các thành viên tham gia hoạt động tương hỗ tài chính.

Thay vì chảy nhỏ giọt một lượng rất ít từ trên xuống dưới theo sơ đồ kim tự tháp, dẫn đến kịch bản hao mòn, dòng tiền trong BitcoinDeFi được luân chuyển tới 80% lưu lượng theo sơ đồ ngang hàng của giao thức P2P (Peer-to-peer). Cách vận hành dòng tiền này cho thấy hệ thống của BitcoinDeFi luôn trao lợi ích cho các chủ sở hữu Node, nhằm tạo động lực khuyến khích họ tích cực tham gia xây dựng quy mô của cộng đồng tương hỗ tài chính.

Có lẽ, chính việc phân phối trực tiếp dòng tiền từ những người tương hỗ đến những người thụ hưởng trong hệ thống BitcoinDeFi đã bị đại chúng nhầm lẫn với khái niệm Ponzi. Dựa trên sự thiếu tìm hiểu về bản chất của hoạt động tương hỗ tài chính ngang hàng giống với mô hình ROSCA (Rotating Savings & Credit Association – Tiết kiệm xoay vòng & Tín dụng), cộng đồng Việt Nam đã vô tình cản trở mô hình tiền mã hóa sáng tạo của BitcoinDeFi tại thị trường trong nước.

Hy vọng bài viết này có thể mang đến các góc nhìn chuyên môn cụ thể và đa chiều hơn về một mô hình tiền mã hóa, để dù ủng hộ hay không, dư luận cũng sẽ không lạm dụng “văn hóa tẩy chay” vốn đã ăn sâu vào một cộng đồng luôn đề cao cảnh giác trước sự xuất hiện của quá nhiều những dự án xấu.

Bạn đang đọc bài viết BitcoinDeFi kêu cứu vì bị nghi oan là 'đa cấp'? tại chuyên mục Góc nhìn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Góc nhìn