Số lượng người dùng Internet ở 6 nước Đông Nam Á lên hơn 440 triệu người, trong số đó 80% người sử dụng đã mua hàng trực tuyến ít nhất một lần.
Báo cáo đề cập đến dân số của các nước Đông Nam Á, không bao gồm các thành viên khác trong khối ASEAN là Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar, cũng như Đông Timor và Papua New Guinea.
Theo báo cáo, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các ngành dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử, giao đồ ăn, vật dụng cần thiết và thanh toán trực tuyến. Hơn 60 triệu người trong khu vực đã sử dụng các dịch vụ trực tuyến lần đầu tiên do ảnh hưởng của Covid-19 và 20 triệu người trong số đó đã sử dụng các dịch vụ trên từ nửa đầu năm 2021.
Con đường phát triển nền kinh tế số trị giá 1 nghìn tỷ đô la Mỹ
Hầu hết các ngành liên quan đến lĩnh vực Internet ở Đông Nam Á đều có khả năng chống chọi với những tác động xấu do đại dịch gây ra, bất chấp nhiều tháng phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, trong khi điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng đối với các doanh nghiệp và người lao động trên toàn thế giới.
Bên cạnh việc ngày càng có nhiều người được tiêm vaccine, thì các quốc gia trong khu vực cũng đang đã dần có những biện pháp nới lỏng các hạn chế nhằm phục hồi lại nền kinh tế.
Báo cáo dự đoán rằng các ngành thuộc lĩnh vực Internet ở 6 quốc gia Đông Nam Á trên có thể đạt giá trị lên đến 174 tỷ USD trong năm 2021, tăng 49% so với một năm trước, thương mại điện tử sẽ là ngành đạt tăng trưởng kỉ lục.
Cùng với thương mại điện tử, các dịch vụ tài chính trực tuyến cũng đang tăng trưởng chóng mặt khi các dịch vụ thanh toán online và ví điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tổng giá trị giao dịch thanh toán trực tuyến ở 6 quốc gia Đông Nam Á được đề cập đến trong năm nay dự đoán là 707 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020.
Theo Stephanie Davis, phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của Google, thương mại điện tử dự kiến vẫn sẽ là ngành đạt tăng trưởng lớn nhất trong nền kinh tế cho đến năm 2025 và nhiều năm sau nữa. Cũng theo Stephanie Davis “Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy sự tăng trưởng thực sự mạnh mẽ ở các ngành khác, chúng tôi hy vọng vận tải hànghoá sẽ sớm trở lại, cũng như hoạt động giao đồ ăn vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai".
Bà cũng chia sẻ thêm rằng Du lịch vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, hy vọng bắt đầu từ năm sau, ngành du lịch sẽ trở lại và tăng trưởng nhanh vào năm 2025.
Báo cáo cho thấy, Philippines đang dẫn đầu với tỷ suất lợi nhuận lớn và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 93%, từ 9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 lên 17 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021.
Nhìn chung, nền kinh tế số ở 6 quốc gia Đông Nam Á được dự đoán sẽ vượt 360 tỷ đô la mỹ vào năm 2025. Năm 2030, khi mua sắm trực tuyến trở nên phổ cập hơn thì con số này có thể đạt từ khoảng 700 tỷ đô la Mỹ đến 1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Một tương lai tươi sáng hơn
Nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào nền công nghiệp Internet của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và dịch vụ tài chính trực tuyến.
Rohit Sipahimalani, chiến lược gia đầu tư tại Singapore nói rằng “Thế giới đang nhập tràn tính thanh khoản và nhiều người đang tìm kiếm một cơ hội lớn để đầu tư trong môi trường có chính sách lãi suất bằng không. Ngoài ra, mọi người đều rất ấn tượng về khả năng phục hồi của lĩnh vực Internet thời Covid”.Ông chia sẻ thêm rằng: “Lần đầu tiên trong năm nay, chúng tôi thấy nhiều công ty trong lĩnh vực này có thể tiếp cận thị trường công khai”.
Việc các vòng gọi vốn và định giá thương hiệu cao cho các công ty khởi nghiệp hay được gọi là các Startup kỳ lân đã tạo ra 11 kỳ lần công nghệ mới trong năm nay. Có 1 kỳ lân công nghệ đã được định giá lên tới 1 tỷ đô la Mỹ và có thể sẽ còn cao hơn.
Một ví dụ điển hình về các công ty mới khởi nghiệp là chợ điện tử Carousell của Singapore đã kêu gọi vốn được 100 triệu đô la Mỹ vào tháng 9 mới đây. Gã khổng lồ trong làng gọi xe trực tuyến Grab được định giá công ty là 1,1 tỷ đô la Mỹ. Hay công ty Bukalapak của Indonesia cũng đã lên sàn chứng khoán vào tháng 8.
Theo Doanh nhân Việt Nam