Soi cơ cấu đậm đặc của VietABank

THEO DNVN 06:46 16/09/2020

Một thông báo  mới đây của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) hé lộ tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn. 3 pháp nhân chiếm đến 27,65% vốn ngân hàn

--

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) mới đây đã có thông báo đã phân phối 18,2 triệu cổ phiếu cho người lao động và 79,2 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong tổng số 150,5 triệu cổ phiếu đã đăng ký chào bán.

Như vậy, VietABank đã phân phối thành công 65% tổng số chào bán. Ngân hàng thu về gần 974 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 3.500 tỷ đồng lên gần 4.474 tỷ đồng.

Trước đó, VietABank đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên mức 5.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua. VietABank quyết định phát hành 150,5 triệu cổ phiếu với mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.

Sau khi phát hành, ngân hàng có 3 cổ đông lớn. Trong đó, công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Phương nắm giữ hơn 54,3 triệu cổ phiếu tương đương sở hữu 12,14% vốn cổ phần ngân hàng. Công ty cổ phần Rạng Đông sở hữu 46,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 10,45%. Cổ đông cá nhân Phương Hữu Việt – Chủ tịch HĐQT VietABank sở hữu 5,06%, tương đương 22,6 triệu cổ phiếu.

Theo báo cáo bạch được công bố hồi tháng 3/2020, danh sách cổ đông lớn của VietABank gồm có Văn Phòng Thành ủy TP HCM (22,1 triệu cổ phiếu tương đương 6,32%), Công ty cổ phần Rạng Đông (32,7 triệu cổ phiếu – 9,34%), Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (gần 38 triệu cổ phiếu – 10,85%).

Ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch HĐQT VietABank cũng đang sở hữu 49% tại công ty Việt Phương.

VietABank ra đời năm 2003 với sự hợp nhất Công ty Tài chính CP Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Thời điểm thành lập, Ban Tài chính Thành uỷ TP.HCM từng nắm tới 29,8% vốn VietABank.

Năm 2010, cùng áp lực tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu VietABank có sự xáo trộn mạnh khi Tập đoàn Việt Phương và ông Phương Hữu Việt trở thành nhóm cổ đông lớn nhất; CTCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình - thành viên của Tập đoàn Vimedimex cũng tham gia vào VietABank trong thời gian này, theo sau là CTCP Rạng Đông - một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và BOT ở Bình Thuận.

Trong các ngân TMCP ở Việt Nam, VietABank được đánh giá là một ngân hàng không mấy nổi bật, không nằm trong danh sách xếp hạng chỉ số tín nhiệm của Moody’s hồi tháng 10/2018. Nhưng VietABank lại nổi với khá nhiều lùm xùm liên quan đến ông Phương Hữu Việt và nhóm cổ đông người thân của ông Việt.

Sau khi nhóm ông Phương Hữu Việt trở thành cổ đông lớn, VietABank đã dính vào vụ lùm xùm liên quan đến việc nhóm cổ đông lớn cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều TCTD dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với VietABank.

Cụ thể, nhóm cổ đông mới đã đem cầm cố và chuyển nhượng cổ phần VietABank cho nhiều tổ chức tín dụng mặc dù chưa hoàn thành quá trình mua bán cổ phần với Ngân hàng VietABank. Cụ thể, vào tháng 7/2010, VietABank ký hợp đồng về nguyên tắc, bán 36 triệu cp cho Tập đoàn Việt Phương và 15 triệu cp cho ông Phương Hữu Việt với giá 10,600 đồng/cp với 3 đợt thanh toán: (Đợt 1 – Trước 31/7/2010) Đặt cọc 5-10%; (Đợt 2 – Trước 30/9/2010) Thanh toán 50% và (Đợt 3 – Trước 30/11/2010) Thanh toán số tiền còn lại. Tuy nhiên, toàn bộ số cổ phần này bị phát hiện đã được cầm cố tại nhiều ngân hàng khác nhau trong vòng khoảng 1 năm sau khi ký hợp đồng hứa mua trên. Nhiều ngân hàng đã lần lượt gửi văn bản về Ngân hàng đề nghị phong tỏa số cổ phần do Tập đoàn Việt Phương và ông Việt nắm giữ.

Ngay sau đó, ba ngân hàng là OceanBank, MaritimeBank (nay là MSB), GPBank đã lần lượt gửi văn bản về Ngân hàng đề nghị phong toả số cổ phần do Tập đoàn Việt Phương và ông Việt nắm giữ.

Cùng với vụ “lùm xùm” đó là sự đi xuống trong kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể, năm 2012, lợi nhuận trước thuế của VietABank là 211 tỷ đồng, năm 2013 giảm mạnh xuống còn hơn 76 tỷ đồng.

Vào giữa năm 2014, VietABank tái cấu trúc ngân hàng bằng cuộc cải tổ toàn diện với việc chuyển trụ sở ra Hà Nội và dự kiến thay đổi cả thương hiệu nhận diện. Kết quả kinh có được cải thiện một chút, năm 2015 đạt lợi nhuận 81,9 tỷ, năm 2016 đạt 99,4 tỷ và năm 2017 đạt 98,8 tỷ.

Quay trở lại khoảng 10 năm trước, VietABank là ngân hàng cũng có tên tuổi trên thị trường. Thời điểm đó, giá cổ phiếu của ngân hàng này rất cao so mệnh giá. Nhưng kể từ năm 2011 đến nay, hoạt động kinh doanh ngày càng mờ nhạt, giá cổ phiếu xuống mức 2.000-3.000 đồng/cổ phiếu. Trong 9 tháng năm nay, nhà băng cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc khi giảm sút trong nhiều mảng kinh doanh. Với vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, Việt Á hiện là một trong những ngân hàng có quy mô bé nhất trong hệ thống. Nguồn lực hạn chế là nguyên nhân chính khiến những nhà băng nhỏ như VietABank đang rất "khó thở" trong cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực buôn tiền.

Và hơn nữa, trong bối cảnh hàng loạt NHTMCP lớn mạnh về vốn, phát triển mạng lưới rộng khắp, đầu tư dịch vụ hiện đại, thì với cơ cấu cổ đông nhiều năm không thay đổi, tình hình hoạt động bết bát, VietABank đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

Mai An

Bạn đang đọc bài viết Soi cơ cấu đậm đặc của VietABank tại chuyên mục Báo cáo tài chính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Báo cáo tài chính
Năm 2020 doanh số của Honda giảm mạnh trên toàn cầu do tác động bởi Covid-19.Bất chấp nhu cầu ô tô tăng mạnh, doanh thu của Honda Việt Nam đã vượt 100.000 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận lớn hơn Thaco, Thàn