Du lịch đương đầu với thử thách “khó càng thêm khó”

NHVN 09:31 19/07/2021

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại dập tắt hy vọng của các đơn vị lữ hành, ngành du lịch Hà Tĩnh tiếp tục “đóng băng”, đặt doanh nghiệp rơi vào thế khó nếu dịch bệnh vẫn cứ tiếp tục kéo dài.

Khó khăn chung của ngành du lịch

Dịch COVID-19 kéo dài đã tác đông nặng nề đến ngành du lịch cả nước nói chung và các doanh nghiệp du lịch lữ hành Hà Tĩnh nói riêng, khiến lượng du khách sụt giảm mạnh và gần như là “ngủ đông” khi dịch bùng phát lần thứ 4 vào đầu mùa hè, mùa cao điểm du lịch trong năm, tác động trực diện tới tất cả các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngành dịch vụ rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn.

Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh là minh chứng thuyết phục về “cơn khủng hoảng” ấy: Hà Tĩnh có 25 công ty lữ hành du lịch, 140 cơ sở lưu trú (trong đó 1 KS đạt tiêu chuẩn 4 sao, 8 KS đạt tiêu chuẩn 3 sao, 17 KS đạt 2 sao, 19 KS 1 sao, 5 trung tâm lữ hành đã có kết nối tour tuyến với các khu du lịch trong nước và nước ngoài) và hàng loạt nhà nghỉ, khu du lịch sinh thái nhỏ với vốn đầu tư từ 5- 7 tỷ đồng phục vụ du khách với mức giá rẻ.

Bãi biển Xuân Thành trong mùa du lịch biền hè năm nay

Mặc dù thời điểm từ tháng 5, 6, 7 năm 2020, dịch COVID-19 được khống chế nhưng tâm lý du khách còn rất e dè, quan ngại, lo lắng về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cùng việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch nên hoạt động du lịch cũng không có nhiều biến chuyển. Sau đó, từ cuối tháng 7/2020 đến tháng 9/2020 khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại thì các cơ sở lưu trú tại các khu du lịch biển phải đóng cửa hoàn toàn. Đến nay, tất cả đều đang trong tình trạng “ngủ đông” và có thể phá sản nếu tình hình dịch Covid-19 kéo dài hết đợt này đến đợt khác mà không có biện pháp định hướng hay tháo gỡ.

Các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trong những ngày này đều bị ám ảnh bởi những cuộc gọi, tin nhắn “hủy tour”, hủy phòng”, “hủy vé”. Nhiều lao động trong ngành du lịch bị mất việc làm, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực này ở tỉnh cũng rơi vào tình cảnh chung. Đến cuối năm 2020, dịch COVID–19 tiếp tục bùng phát trở lại vào dịp cao điểm du lịch Tết Dương lịch và du lịch tâm linh đầu năm 2021 vừa khép lại một năm khủng hoảng của ngành du lịch nói chung nhưng cũng đồng thời mở ra một năm mới với nhiều thấp thỏm, lo âu.

Biển Thiên Cầm đứng trước muôn vàn khó khăn trong đợt dịch Covid thứ 4

Anh Nguyễn Tiến Trình – Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen, kiêm Chủ tịch Hội doanh nghiệp Trẻ Hà Tĩnh không khỏi lo lắng cho biết, dịch Covid-19 thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lữ hành của công ty.

“Từ khi dịch bùng phát đến nay ngành du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp và năng nề nhất từ trước tới nay, các công ty lữ hành phải đóng cửa 100%, dẫn đến lãnh đạo và nhân viên trong tình trạng không có việc làm, không có doanh thu kèm theo việc chi phí lại cao, các công ty lữ hành không hoạt động không tính thuế nhưng tiền thuê đất của các nhà hàng khách sạn, rồi vấn đề lãi suất ngân hàng. Hiện tại, chưa có một chính sách nào chính thức hỗ trợ cho các công ty du lịch, cùng với các chi phí khác đều phải thanh toán, khi mà nguồn thu không có dẫn đến các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn rất khó khăn”. Anh Trình cho biết.

Theo anh Trình, Công ty Lữ hành du lịch Thành Sen của anh là một công ty hoạt động lâu năm và là một đơn vị có thương hiệu ở khu vực miền Trung và cả nước nhưng do ảnh hưởng của dịch covid-19 thời gian qua khiến công ty không chỉ không có việc làm, nhân viên phải nghỉ việc mà “số phận” công ty hàng chục năm qua xây dựng đứng trước bờ vực phá sản nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài.

Một góc của Dự án khu phức hợp Hoa Tiên Paradise – Xuân Thành Golf & Resort

Cùng chung tâm trạng, anh Cao Đức Chỉnh - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Hồng Lam, Xuân Thành, Hà Tĩnh ngậm ngùi: Ngay từ những đợt dịch đầu tiên, công ty đã phải chịu ảnh hưởng khi khách đặt tour, công ty đã book chỗ nghỉ, dịch vụ tại các cơ sở du lịch, nhưng nhiều tour phải hủy do dịch. Đặc biệt đợt lễ 30.4 - 1.5, do dịch bùng phát, các tour du lịch buộc phải ngừng … khiến kế hoạch khai trương khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn Quốc tế của công ty ở bãi biển Xuân Thành bị phá hỏng và đến nay đang phải tạm đóng cửa vì dịch Covid-19.

Vừa qua, Tập đoàn Vabis đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào dự án bãi biển Xuân Thành Hà Tĩnh (dự án khu phức hợp Hoa Tiên Paradise – Xuân Thành Golf & Resort và đã hoàn thành giai đoạn dự kiến đưa vào vào khai trương hệ thống khu Resort nghỉ dưỡng, đua chó… Dịp lễ 30/4-1-5 vừa qua thu hút hàng ngàn lượt khách đăng ký nhưng buộc phải tạm dừng vì đợt dịch Covid và đến nay thì “đóng băng”, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.

Thách thức – Biện pháp tháo gỡ

Nỗi buồn không của riêng ai, nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian vừa qua cũng đang chung hoàn cảnh thất nghiệp, khách sạn đóng cửa vì không có khách lưu trú.

Chị Ngọc Hà - chủ nhà hàng Ngọc Hà (địạ chỉ 584, Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh) cũng không khỏi lo lắng: “Dịch bệnh kéo dài khiến việc kinh doanh bấp bênh, từ tháng 5 đến nay nhà hàng thông báo đóng cửa hoàn toàn và đã có thông báo với cơ quan thuế, nhân viên nhà hàng thì đều nghỉ hết, không biết đến khi hoạt động trở lại lấy đâu ra nhân viên vì họ đi tìm việc làm khác rồi. Để mở nhà hàng đã khó giờ duy trì trong thời điểm này càng khó, chúng tôi mong muốn nhà nước có chính sách quan tâm đến doanh nghiệp chúng tôi về việc hỗ trợ thuế cũng như hỗ trợ lãi suất ngân hàng trong thời gian dịch và sau dịch để chúng tôi có thời gian phục hồi trở lại”.

Cùng chung với thực trạng trên cả nước, hiện các cơ quan quản lý Nhà nước ở Hà Tĩnh đang nỗ lực hết mình nhằm tháo gỡ khó khăn do doanh nghiệp. Tuy nhiên đến nay vẫn đang là một bài toán khó giải đối với ngành du lịch trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh bùng phát.

Nhà Hàng, khách sạn, karaoke tất cả đều "ngủ đông" trong mùa Covid

Những tổn thất, thiệt hại do tác động của dịch COVID–19 là thực tế đáng buồn. Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, nhiều người cho rằng: Bóng ma đáng sợ ấy giống như "liều thuốc thử" bản lĩnh, ý chí, sức đề kháng và khả năng hồi phục của ngành kinh tế mũi nhọn đến đâu. Hơn hết, đại dịch tạo ra khoảng lặng – cơ hội để ngành du lịch cả nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng tự nhìn nhận những ưu, khuyết điểm để khắc phục, hoàn thiện mình hơn.

Nhận định về tình hình, một cán bộ Sở VHTT&DL Hà Tĩnh cho rằng, năm vừa qua, ngành du lịch nói chung và các công ty du lịch chịu nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong thời điểm dịch bệnh, bên cạnh tâm lý lo lắng của du khách thì các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng thực hiện chủ trương phòng dịch là trên hết. Các công ty lữ hành đang phải chờ đến khi mọi thứ ổn định trở lại mới có thể tiếp tục….

Bên cạnh tâm lý lo lắng của du khách thì các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng thực hiện chủ trương phòng dịch là trên hết

Với cương vị là Chủ tịch Hội doanh nghiệp Trẻ Hà Tĩnh, anh Nguyễn Tiến Trình cho rằng: “Ngoài chính sách chung ra thì trung ương nên có nghiên cứu hỗ trợ cơ cấu nợ và giãn nợ hạ lãi suất đối với các công ty du lịch, các chính sách về bảo hiểm xã hội hay còn nợ khi mà hoạt động trở lại thì nên cho du lịch một khoảng thời gian nhất định 1-2 năm để cho họ có thời gian kinh doanh có kinh phí để trả nợ, có thể với các doanh nghiệp có uy tín ngoài thế chấp nên có thêm tín chấp, có thể vay thêm 10-20% để doanh nghiệp có thêm nguồn hồi phục kinh doanh, đối với bảo hiểm xã hội nên cho doanh nghiệp khoảng thời gian để trả nợ”.

Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp mong Chính phủ có những cơ chế giúp họ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, dễ dàng, sát thực tế hơn. Bởi thực tế các gói hỗ trợ đã có nhưng doanh nghiệp du lịch chưa chạm được vào. Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đề nghị Chính phủ cho tháo khoán khoản ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế 500 triệu đồng hoặc có cơ chế, chính sách dùng số tiền đó làm tài sản để đảm bảo cho doanh nghiệp vay lại từ ngân hàng để có nguồn tiền duy trì hoạt động.

Chưa khi nào ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như thời gian vừa qua và hiện nay. Những khó khăn này cũng là lúc ngành du lịch Hà Tĩnh tìm được khả năng kháng cự, sức bật nội lực từ những sáng tạo để tìm thời cơ trong thách thức. Dù khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, nhưng tin rằng ngành du lịch và dịch vụ của Hà Tĩnh sẽ sớm thể hiện bản lĩnh và sớm lấy lại được phong độ.

Huy Hùng/Theo Doanh nhân Việt Nam

Link gốc : https://doanhnhanvn.vn/du-lich-ha-tinh-duong-dau-voi-thu-thach-kho-cang-them-kho-35742.html?fbclid=IwAR03gwjMgjwbqhA-MVd4pM4uloIIC8Mkrb248R6hevBtUuE-nLreFwlkikg

Bạn đang đọc bài viết Du lịch đương đầu với thử thách “khó càng thêm khó” tại chuyên mục Kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Kinh doanh
Giá vàng hôm nay 15/7 trên thị trường thế giới tiếp tục tăng vọt và vượt xa ngưỡng 1800 USD/ounce vọt sau khi Mỹ công bố một loạt thông tin, trong đó có lạm phát cao và chỉ số giá sản xuất tăng mạnh.
Sau phiên sụt giảm hôm qua, giá vàng trên thị trường thế giới hôm nay (14/7) bất ngờ quay đầu tăng vọt lên trên ngưỡng 1800 USD/ounce sau những thông tin về số liệu lạm phát mới tại Mỹ.
Giá vàng hôm nay 12/7 tiếp tục đi lên do USD suy giảm, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh và tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm và những lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta thì giá vàng thế giới tăng hướng tới tuần thứ ba tăng liên tiếp.