TP.HCM: Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng mạnh

Thạch Bình 15:35 20/04/2023

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tại TP.HCM đến nay đạt hơn 933.000 tỷ đồng.

Tại tọa đàm Tín dụng tiêu dùng: “Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật” tổ chức ngày 20/4, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các TCTD trên địa bàn đạt hơn 933.000 tỷ đồng, trong đó khối các công ty tài chính có dư nợ cho vay khoảng 104.000 tỷ đồng.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng những năm vừa qua khá cao. Năm 2022, cho vay tiêu dùng tăng 21,9% so với năm trước. Nếu tính chung giai đoạn từ 2018 đến nay, bình quân mỗi năm, tăng trưởng cho vay tiêu dùng ở TP.HCM khoảng 36%.

“Nếu năm 2018, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn khoảng 500.000 tỷ đồng thì đến nay đã lên tới khoảng 933.000 tỷ đồng. Tính theo dân số khoảng 9,2 triệu người, bình quân một người dân tiếp cận khoảng 102 triệu đồng, xét về chi tiêu của đời sống xã hội thì con số này rất thiết thực”, ông Dũng nhận định.

Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, xu hướng cho vay tiêu dùng hiện nay chủ yếu là vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay dài hạn (từ 10-15 năm) trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 86%, trong đó chủ yếu là cho vay xây mới, thuê, thuê mua, sửa chữa nhà ở.

Theo Thời bào Ngân hàng

Link gốc : https://thoibaonganhang.vn/tphcm-du-no-cho-vay-tieu-dung-tang-manh-138504.html

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng mạnh tại chuyên mục Tiền tệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tiền tệ
Tại cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ giữa tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị Chính phủ cho phép ngành Ngân hàng giảm lãi suất cho vay ngoại tệ.
Hiện CIC cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ NHNN; cơ quan quản lý nhà nước khác; tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện; khách hàng vay; tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài.
Mặc dù thu ngân sách có thể khó khăn hơn trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, song việc cân đối các mức hỗ trợ cũng là một phần của chính sách “khoan sức dân” để kích cầu tiêu dùng và sản xuất.