Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - xu hướng tất yếu!

NHVN 08:31 18/06/2020

Ngành ngân hàng có thể sẽ tăng trưởng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, trong đó chìa khóa cho sự tăng trưởng này chính là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Góp phần khơi thông nguồn vốn trong xã hội

Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, các khách hàng và cả nền kinh tế.

Thông qua tín dụng bán lẻ, các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả; ngân hàng hoạt động tốt hơn, người dân có vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh… Điều đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giúp phân bổ vốn từ nguồn có vốn sang người cần vốn.

Những năm gần đây, các ngân hàng đều quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, PC banking, mobile banking...

Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dư tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi-giao dịch tại nhiều nơi.

Thực vậy, trong bối cảnh các hoạt động bán lẻ của các ngân hàng đang diễn ra hết sức sôi động, mỗi đơn vị đều có những chiến lược phát triển khác nhau, tuy nhiên hướng đi chủ đạo vẫn có một số điểm chung, đó là đem lại sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần rút ngắn thời gian giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và các thành phần kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại; góp phần tích cực trong việc khơi thông nguồn vốn trong xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

Nguồn vốn huy động của các ngân hàng từ dân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% vốn huy động. Lượng kiều hối chuyển qua các ngân hàng ngày càng tăng (năm 2007 đạt khoảng 6,5 tỷ USD), góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho các ngân hàng và tăng thu nhập từ phí thanh toán. Các hình thức cho vay cũng được mở rộng hơn: cho vay mua nhà, mua xe ô tô, du học, chứng minh tài chính, cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi… tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân khi tích lũy chưa đủ.

Giải pháp thúc đẩy dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập, đó là các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại được triển khai chậm, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển sâu rộng trong đại bộ phận công chúng, dịch vụ internet banking mới dừng lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin, chưa cho phép thực hiện thanh toán, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng, tiện ích thanh toán thẻ còn hạn chế…

Nhằm góp phần thúc đẩy dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam, thời gian tới, các ngân hàng thương mại cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm theo mô hình kinh doanh truyền thống, ngân hàng nên để mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà ngân hàng có để khách hàng lựa chọn.

Hai là, phát triển mạng lưới, gia tăng sự thuận tiện và tiện ích cho khách hàng, trong đó, chú trọng phát triển mạng lưới cứng và mạng lưới mềm.

Ba là, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Một hệ thống ngân hàng lõi tốt là nền tảng công nghệ thông tin để khách hàng có thể thao tác mọi dịch vụ một cách chính xác, thuận tiện, nhanh và tốt nhất.

Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng.

Năm là, xây dựng quy trình chuẩn và đồng nhất. Đặc thù của dịch vụ bán lẻ là có số lượng lớn đối tượng khách hàng có cùng 1 đặc điểm.

Sáu là, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ.

Bảy là, không ngừng đổi mới sáng tạo và xây dựng hệ sinh thái đa tương tác.

Theo Tạp chí Tài chính

Link gốc : http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat-trien-dich-vu-ngan-hang-ban-le-xu-huong-tat-yeu-324412.html

Bạn đang đọc bài viết Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - xu hướng tất yếu! tại chuyên mục Tin tức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức
Giữa vòng xoáy tranh chấp, quý I/2020, Eximbank có nguồn thu chính từ lãi thuần cho vay tăng nhẹ 3%, dù nhiều chỉ tiêu khác giảm, giúp lợi nhuận vẫn tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2019.
Thù lao cho Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát đang là điểm nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong mùa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của các ngân hàng thương mại trong năm nay.
Vụ án kinh tế Huyền Như có lẽ đã phần nào cho thấy chất lượng nhân sự và dịch vụ của ngân hàng Vietinbank nhiều ẩn khuất như thế nào.