-- |
“Những định chế tài chính đi đầu sẽ có lợi thế lâu dài trong cuộc đua”
Nhận định về cuộc đua này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cho hay: Đó là xu thế tất yếu. Đầu tư công nghệ là đầu tư hiệu quả;. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện nay, 94% ngân hàng thương mại bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số; trong đó, 59% ngân hàng thương mại bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình, ứng dụng trực tiếp vào các giải pháp cho Khách hàng.
Xu hướng giao dịch điện tử tăng mạnh hiện nay chính là tiền đề cho các nhà băng dốc sức vào cuộc chơi số hóa. Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động là những con số rất có ý nghĩa. Những định chế tài chính đi đầu, đi nhanh sẽ có lợi thế lâu dài trong cuộc đua. Vì trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, vấn đề không nằm ở quy mô mà vấn đề là ai có tốc độ triển khai nhanh hơn, TS. Cấn Văn Lực cho biết.
TS Cấn Văn Lực nhận xét, sự phân hóa mạnh về tiến độ chuyển đổi số giữa các ngân hàng là điều bình thường vì phụ thuộc vào mức độ phát triển cũng như chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng, năng lực của họ. Nhiều ngân hàng muốn số hóa nhanh nhưng còn phải có năng lực về tài chính, nhân lực. Ông Lực cũng cho rằng, những định chế tài chính đi đầu, đi nhanh sẽ có lợi thế lâu dài trong cuộc đua số hóa. Nhưng trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, vấn đề không nằm ở quy mô mà vấn đề là ai có tốc độ triển khai nhanh hơn. Trên thực tế, nhiều ngân hàng nhỏ, ngân hàng quy mô vừa cũng rất nhanh chân trong cuộc đua ấy, một số còn rất chủ động đi đầu.
Mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, xác định đây là nền tảng để phát triển các giải pháp số hóa dịch vụ ngân hàng, các chỉ số tăng trưởng của Techcombank gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là “quân bài” đưa Techcombank trở thành một “hiện tượng” trong ngành ngân hàng khi nhanh chóng vươn lên dẫn đầu, sở hữu lợi thế cạnh tranh khác biệt và xây dựng được mạng lưới khách hàng đông đảo.
Theo đó, việc triển khai số hóa dịch vụ thẻ và hiện đại hóa quy trình giúp khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/7 từ bất cứ nơi đâu. Techcombank sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống công nghệ, đơn cử như con số 300 triệu USD cho hạ tầng công nghệ từ 2016-2020, nhằm đảm bảo tính ổn định của nền tảng số hóa với cấu trúc hệ thống linh hoạt, dễ dàng sử dụng. Nhiều tính năng thông minh được lập trình nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm trong giao dịch, đầu tư cũng như quản lý tài chính hiệu quả.
Triết lý “lấy khách hàng làm trọng tâm”
Tiến sĩ Cấn Văn Lực khẳng định: Các ngân hàng chuyển đổi số là vì khách hàng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi cao hơn, chỉ thích giao dịch ngân hàng số. Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng, song mới chỉ có 63,7% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam là rất cao. Vì vậy, tiềm năng cho các ngân hàng phát triển nền tảng số vì khách hàng là rất lớn.
Năm 2020, ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng. Chỉ trong tuần đầu ra mắt VCB Digibank, đã có trên 60%, tương ứng với hàng triệu khách hàng hiện hữu đã chuyển đổi sang dịch vụ mới VCB Digibank, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng từng ngày. Cùng với đó, lượng khách hàng đến các điểm giao dịch của Vietcombank để đăng ký, trải nghiệm dịch vụ mới cũng tăng gấp đôi so với thông thường.
Song ngân hàng sở hữu số lượng khách hàng sử dụng giao dịch trực tuyến cao nhất phải kể đến Techcombank. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Techcombank đã có thêm gần 330.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng đang hoạt động mà Ngân hàng phục vụ lên gần 8 triệu. Vị thế dẫn đầu trong mảng ngân hàng trực tuyến và ngân hàng di động giúp đảm bảo khách hàng luôn được phục vụ tốt nhất, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp của dịch covid. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt đạt 153 triệu giao dịch (tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái) và gần 2 triệu tỷ (tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái).
Xác định điểm lõi trung tâm của mọi hoạt động ngân hàng xoay quanh 2 chữ “khách hàng”, các dịch vụ và giải pháp mà điển như chiến lược số hóa mà Techcombank tung ra đều hướng tới trải nghiệm tốt nhất và sự hài lòng nhất cho khách hàng. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, định hướng này đã mang lại kết quả khả quan và khẳng định vị thế dẫn đầu của Techcombank trong lĩnh vực số hóa, khi lượng khách hàng cá nhân tại Techcombank gia tăng nhanh chóng, trong lúc quy mô giao dịch gia tăng hàng chục lần qua từng năm.