Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước vận động ngân hàng giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp

DNVN 10:09 11/07/2021

Lãi suất vay có thể giảm ngay trong tháng 7-2021 để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngày 10-7, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức họp trực tuyến để bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của đại dịch Covid-19; triển khai Nghị quyết 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Tại cuộc họp, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng dịch Covid-19 kể từ khi bùng phát tới nay gần 18 tháng đã tác động lớn đến nền kinh tế và hoạt động ngân hàng.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước vận động ngân hàng giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp

Báo cáo ước tính kết quả kinh doanh quý 2/2021 của 33 doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu của Công ty Chứng khoán SSI cho biết, tiếp đà tăng trưởng, nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục bứt phá lợi nhuận.

Cụ thể, MSB được dự báo dẫn đầu mức tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2/2021. Ước tính lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 đạt 1,65 nghìn tỷ đồng, tăng 141% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 lợi nhuận trước thuế đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng 187% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ 10,5% so với đầu năm, cũng như NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Prudential. Thu nhập quý 2/2021 bao gồm khoảng 500 tỷ đồng phí trả trước bancassurance từ Prudential.

ACB có mức tăng trưởng lợi nhuận đứng thứ 2, ước tính lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 dự kiến tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận diễn biến ấn tượng được giải thích bởi tăng trưởng tín dụng tăng 19% - 20% và NIM nới rộng so với cùng kỳ. Hoạt động bancassurance vẫn phát triển mạnh, với mức phí bảo hiểm tương đương hàng năm (APE) thuộc Top 3 trên thị trường.

Tương tự, cùng tăng trưởng 58% còn có VIB và TCB. Hay như tại VPBank, ngân hàng mẹ tại đây có thể đạt lợi nhuận trước thuế cao từ 3,5 đến 4 nghìn tỷ đồng tăng 66 đến 90% so với cùng kỳ. Thậm chí, mặc dù lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ giảm sâu đối với FeCredit do gánh nặng trích lập dự phòng lớn nhưng VPBank vẫn có thể đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ.

Thực tế, doanh nghiệp đã, đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường không nhỏ do sức chống chịu không còn. Nhà nước rất nỗ lực để đưa ra nhiều giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, ngành ngân hàng có thể được xem là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực thời gian vừa qua.

Ông Đào Minh Tú cho biết, mọi hoạt động của ngân hàng phải hài hoà song hành giữa 2 mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, song vẫn đảm bảo an toàn một cách cao nhất cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho từng tổ chức tín dụng nói riêng, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế.

Ông Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh quan điểm, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các giải pháp, biện pháp trên tinh thần hỗ trợ tích cực, thực chất. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo an toàn, duy trì năng lực tài chính cho ngân hàng, cho cả hệ thống ngân hàng và cho toàn bộ nền tài chính quốc gia.

"Hệ thống ngân hàng tiếp tục thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, doanh nghiệp, xã hội bằng những hành động, chương trình hành động cụ thể, sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong thời gian tới với các yêu cầu, nhiệm vụ để toàn ngành triển khai thực hiện", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói.

Theo Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp qua các giải pháp trên tinh thần hỗ trợ tích cực, thực chất. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm an toàn, duy trì năng lực tài chính cho bản thân ngân hàng, hệ thống và cho toàn bộ nền tài chính quốc gia.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để toàn ngành triển khai thực hiện; đồng thời, giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7-2021 này.

Vietcombank cho biết đã triển khai các gói hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay, tái cơ cấu dư nợ hiện hữu theo Thông tư 01 và Thông tư 03 cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và hộ gia đình với tổng dư nợ hỗ trợ giảm lãi suất cho vay khoảng 398.223 tỉ đồng. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất 6 tháng đầu năm là 2.115 tỉ đồng.

Theo ghi nhận, hiện một số ngân hàng thương mại cũng triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19. Agribank vừa triển khai gói tín dụng 20.000 tỉ đồng cho vay tiêu dùng với lãi suất từ 6,5%-7%/năm.

Khách hàng cá nhân ở khu vực đô thị có nhu cầu mua sắm, sinh hoạt sẽ được vay vốn đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do dịch bệnh Covid-19, đồng thời nhằm hạn chế nạn tín dụng đen.

Cũng tại buổi họp, Ngân hàng Nhà nước đã giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7/2021 này.

Theo Doanh nhân Việt Nam

Link gốc : https://doanhnhanvn.vn/van-dong-ngan-hang-giam-lai-ho-tro-doanh-nghiep-35576.html?fbclid=IwAR3ASX9ue5sThFqWy2_zFaXOAXcw77NGB507z1Uvs91HG4FD0-b5_Q0MDf0

Bạn đang đọc bài viết Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước vận động ngân hàng giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp tại chuyên mục Ngân hàng nhà nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Ngân hàng nhà nước