Điểm tên các dịch vụ bảo hiểm kỳ lạ

TÀI CHÍNH DN 06:42 19/09/2020

Những loại bảo hiểm kỳ lạ ngày càng phổ biến ở châu Á

Bảo hiểm, một ngành cũng lâu đời như ngành ngân hàng, đang trải qua một giai đoạn chuyển giao đặc biệt. Ngành khoa học dữ liệu hiện đại và web di động đang thay đổi mọi mặt của ngành.

Các công ty khởi nghiệp về công nghệ bảo hiểm có thể mời chào các hợp đồng bảo hiểm nhỏ định hướng đối tượng với giá chỉ tính bằng cent Mỹ (mỗi ent bằng 0,01 USD). Mỗi ngày, họ đang nhanh chóng biến các công dân trở thành những người môi giới bảo hiểm bán thời gian, bán các loại bảo hiểm mới dành cho nền kinh tế làm tự do, và thậm chí đăng ký bảo hiểm vật nuôi cho chó và mèo với phần mềm nhận dạng dấu mũi động vật. Tất cả thay đổi đó đang diễn ra ngay tại châu Á.

Nhiều yếu tố khiến cho các thị trường Châu Á trở thành nơi bắt nguồn chủ yếu của các sản phẩm và mô hình kinh doanh công nghệ bảo hiểm. Trước hết, các thị trường này đều khổng lồ. 1,3 tyỉ dân tại mỗi quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ, cùng 622 triệu dân tại 10 quốc gia khu vực ASEAN, chiếm hơn 40% dân số thế giới.

Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm có thể chia nhóm dân số ấy thành các thị trường khác biệt nhỏ hơn trong khu vực – từ cư dân đô thị siêu hiện đại đến các nông dân trồng lúa vùng nông thôn – một số lượng lớn dân ở khắp mọi nơi tạo thành điểm uốn quan trọng trên đường cong phát triển. Họ không có bảo hiểm nhưng sử dụng điện thoại di động vô cùng thành thạo.

Rất ít người châu Á muốn mua bảo hiểm truyền thống từ các công ty bảo hiểm lâu đời mà cha mẹ họ đã mua. Các công ty như thế không bao giờ chiếm ưu thế tại Châu Á. Thực trạng này đã mở ra cơ hội cho các công ty mới.

Hơn nữa, mặc dù ngày càng giàu, hầu hết người dân Châu Á không thể thanh toán các loại phí bảo hiểm mà người Mỹ trả cho bảo hiểm tiêu chuẩn. Giống như các sinh viên tốt nghiệp đại học mắc nợ hoặc các gia đình có thu nhập thấp tại Mỹ, họ cần loại bảo hiểm phù hợp với mức giá rẻ hơn. Sự hạn chế này thúc đẩy đổi mới.

Theo cách truyền thống, bảo hiểm được bán thông qua các đại lý hoặc người môi giới - những người kiếm hoa hồng trên từng hợp đồng bảo hiểm. Một cách để công ty công nghệ bảo hiểm có thể giảm chi phí là loại bỏ người trung gian.

Đó không phải là cách duy nhất. Các công ty khởi nghiệp thiết kế "các lớp công nghệ" tinh vi để tăng tốc và lọc khi xử lý các đơn và yêu cầu bồi thường – khiến cho các loại hợp đồng bảo hiểm mới có hiệu quả về chi phí.

Nhưng cho phép khách hàng mua trực tiếp bằng vài cú chạm vào màn hình điện thoại vừa tiết kiệm tiền vừa thu hút về mặt tiếp thị.

Hai công ty tiên phong ở châu Á trong lĩnh vực bảo hiểm trực tuyến trực tiếp đã bắt đầu hoạt động với sự hỗ trợ của thế lực lớn. FWD, công ty bảo hiểm đã mở rộng sang 8 quốc gia châu Á từ khi thành lập vào năm 2013, là một chi nhánh của Tập đoàn Pacific Century (có trụ sở tại Hong Kong.

Công ty ZhongAn (Trung Quốc) ra đời cùng năm đó bởi một liên minh bao gồm người sáng lập Alibaba, tỉ phú Jack Ma, và Mã Hóa Đằng, người đứng đầu Tencent.

ZhongAn đổi mới một loạt hợp đồng bảo hiểm chi phí thấp, ngắn hạn và nhắm vào nhu cầu ngách. Một số hợp đồng rất thiết thực, chẳng hạn như bảo hiểm cho người thuê nhà đối với các chủ nhà tham gia mô hình kinh tế chia sẻ, hoặc bảo hiểm cho người mua khi mua hàng trực tuyến, trong khi các loại hợp đồng khác lại vô cùng kỳ quặc.

Vào năm 2014, ZhongAn đã cung cấp "bảo hiểm uống quá chén" cho những người hâm mộ bóng đá quá khích theo dõi các trận đấu của FIFA World Cup trên TV và cũng là công ty bảo hiểm vật nuôi bằng dấu mũi của chúng.

Gigacover, có trụ sở tại Singapore, phục vụ những người làm việc theo hợp đồng độc lập trong nền kinh tế gig. Khách hàng bao gồm các kĩ sư phần mềm và nhà thiết kế Web cũng như tài xế giao hàng và người giúp việc.

Bằng cách mua số lượng lớn từ các công ty bảo hiểm lớn và xử lý các hợp đồng bảo hiểm bằng công nghệ hiện đại, Gigacover có thể bán bảo hiểm y tế với mức giá thấp hàng tháng, theo Entrepreneur.

Và người dân có thể mua loại hợp đồng FLIP phổ biến của họ - bảo vệ thu nhập cho người làm nghề tự do - hàng tuần, với mức giá khởi điểm khoảng 0,5 SGD (hơn 8.500 đồng) mỗi ngày.

PasarPolis, công ty công nghệ bảo hiểm ở Indonesia, bán các loại hợp đồng bảo hiểm nhỏ có giá thấp hơn 2 USD.

Công ty vô cùng tự hào về đặc tính "yêu cầu bồi thường ngay lập tức" mà trong một số trường hợp, thậm chí không yêu cầu người mua phải đề nghị bồi thường:

Nếu khách hàng mua bảo hiểm du lịch của một số hãng hàng không và chuyến bay hoãn, tiền bồi thường sẽ lập tức xuất hiện trong tài khoản ngân hàng của khách.

Nhưng PasarPolis không chỉ là một công ty nhắm vào thị trường ngách. Người sáng lập Cleosent Randing cho biết anh đang thực hiện sứ mệnh làm cho bảo hiểm có giá phải chăng để bán cho đại chúng với giá chỉ vài xu Mỹ (vài nghìn đồng).

Những tài xế làm việc cho công ty gọi xe Indonesia là GoJek có thể mua các hợp đồng bảo hiểm với mức giá được điều chỉnh theo hồ sơ an toàn và mức xếp hạng khách hàng dành cho họ.

Bạn đang đọc bài viết Điểm tên các dịch vụ bảo hiểm kỳ lạ tại chuyên mục Bảo hiểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Bảo hiểm