Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Ghi nhận trong 2 ngày 15 - 16/2, thanh khoản thị trường liên ngân hàng đang cho thấy dấu hiệu bớt căng thẳng khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không cần phải can thiệp nhiều thông qua kênh thị trường mở (OMO).
Cụ thể, trong phiên đầu tuần (15/2), mặc dù NHNN đã chào thầu 10.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%; song, không có thành viên nào tham gia. Trong ngày 16/2, khối lượng trúng thầu chỉ là 1,88 tỷ đồng đến từ một thành viên.
Thậm chí, một lượng tiền đã từ các hợp đồng trúng thầu trước Tết đã đáo hạn, đã rút ròng khỏi hệ thống.
Trong khi đó, vào tuần trước (7 - 11/2), NHNN bơm 14.400 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Tổng lượng tín phiếu đáo hạn trong tuần đạt 8.800 tỷ đồng và đưa lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 15.500 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2022 tới trước Tết, NHNN đã bơm gần 8.900 tỷ đồng thông qua kênh nghiệp vụ thị trường mở.
Nhìn lại các năm trước đó, hoạt động giao dịch trên thị trường mở cũng thường diễn biến sôi động trong thời điểm cuối năm và có thể kéo dài đến hết kỳ Tết Nguyên đán trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng hơn khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm thanh toán.
Theo đó, SSI Research cho rằng có 2 lý do chính cho diễn biến trên, bao gồm việc tín dụng tăng mạnh trong vòng 2 tháng trở lại đây (trung bình 3 điểm %/tháng), đồng thời hoạt động cấp thanh khoản thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ của NHNN trầm lắng.
Mặc dù vậy, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tính đến hết 16/2, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục đóng cửa ở mức cao với 2,89%/năm kỳ hạn qua đêm (tăng 0,04 điểm % so với cuối tuần trước) và 1 tuần ở 3%/năm (tăng 0,07 điểm %).
Nguồn: Báo cáo SSI Research |
Theo đó, SSI Research cho rằng có 2 lý do chính cho diễn biến trên, bao gồm việc tín dụng tăng mạnh trong vòng 2 tháng trở lại đây (trung bình 3 điểm %/tháng), đồng thời hoạt động cấp thanh khoản thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ của NHNN trầm lắng.
Trên thị trường 1, theo số liệu từ NHNN, cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 29/1/2022 đạt 2,74% so với cuối năm 2021.
Như vậy, chỉ trong vòng 3 ngày cuối tháng 1, tín dụng đã tăng gần 1 điểm %, phản ánh tín hiệu tích cực khi nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong giai đoạn hồi phục.
Đồng thời, biểu lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng cũng đã được điều chỉnh tăng ở một số ngân hàng dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, nhằm thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi vào hệ thống.
"Trên thực tế, chênh lệch huy động – tín dụng giảm mạnh khiến áp lực huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng mạnh", SSI Reseach chỉ ra.
Nguồn: Báo cáo SSI Research |