Mũi tên trúng nhiều đích
Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Trần Đăng Phi cho biết, NHNN đã làm việc với Bộ Tài chính và thống nhất một số nội dung sửa đổi Thông tư 01 theo tinh thần tiếp tục giữ nguyên quy định về nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ phải cơ cấu, thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, sửa đổi bổ sung điều kiện đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đó là các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ nợ trả gốc và lãi hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến 31/12/2020. Đồng thời bổ sung quy định cho phép các TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với những khoản nợ giải ngân từ ngày 23/1/2020 đến 10/6/2020.
Như vậy, so với quy định cũ tại Thông tư 01, cơ chế hỗ trợ được mở rộng cả về đối tượng thụ hưởng cũng như thời gian ưu đãi. Giới chuyên môn nhận định những sửa đổi trên là phù hợp và cần thiết. Do nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, cộng thêm độ mở của nền kinh tế lớn nên chịu nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài, trong khi tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế. Nên ngay cả trong trường hợp Việt Nam công bố hết dịch mà tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của DN. Do đó việc mở rộng hỗ trợ từ Thông tư 01 sẽ phần nào giảm áp lực về tài chính cho DN cũng như tạo cơ hội cho các DN vay vốn ngân hàng tiếp tục hoạt động kinh doanh, gượng dậy trong đại dịch Covid-19.
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng, Thông tư 01 không chỉ hỗ trợ DN mà cho cả chính ngân hàng. Nếu không gỡ khó, DN không kinh doanh được, nợ xấu tăng, ngân hàng cũng sẽ chịu thiệt hại. Trong khi nếu được cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ chẳng những giúp giảm áp lực tài chính mà còn giúp DN có thể tiếp cận nguồn vốn mới để phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong khi ngân hàng duy trì được khách hàng, các khoản lãi. Vì vậy, các ngân hàng nên mạnh dạn hơn trong triển khai chính sách này nhưng phải dựa trên cơ sở phân tích đánh giá tương đối chính xác tình trạng của khách hàng để đưa ra ứng xử cho phù hợp, đảm bảo dự phòng rủi ro hiệu quả.
“Nuôi nợ” để tăng khả năng thu nợ
Không chỉ DN mà bản thân các ngân hàng cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Thứ nhất là tín dụng tăng chậm do cầu tín dụng sụt giảm mạnh, trong khi đây là mảng kinh doanh mang lại nguồn thu lớn nhất cho các ngân hàng. Thứ hai là tỷ lệ lãi cận biên (NIM) có xu hướng thu hẹp do các ngân hàng đang tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN và người dân, trong khi lãi suất huy động vẫn phải đảm bảo đủ hấp dẫn để thu hút tiền gửi. Thứ ba, nợ xấu có xu hướng tăng do khả năng trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Tất cả những điều đó khiến lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm mạnh.
Công ty chứng khoán VNDirect dự báo NIM của các ngân hàng trong danh mục theo dõi năm 2020 sẽ giảm từ 1- 72 điểm cơ bản so với cùng kỳ do các ngân hàng giảm lãi suất cho vay cho các khoản vay mới để thúc đẩy cho vay. Trong khi thu nhập lãi thuần từ các khoản vay cũng giảm do tín dụng tăng chậm, cộng thêm nhiều khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi. Thừa nhận điều này, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, việc vừa cơ cấu các khoản nợ, vừa miễn giảm lãi suất khiến nhiều khoản vay ngân hàng không thu được lãi. Nhưng ngân hàng cố gắng bám sát Thông tư 01 và Thông tư sửa đổi sau này để hỗ trợ tối đa cho khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. “Hy vọng, sang năm các DN hồi phục, kinh doanh tốt hơn, sẽ trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng”, ông Tùng kỳ vọng.
Lãnh đạo một ngân hàng lớn cũng chung quan điểm khi cho biết, dù phải cắt giảm tới hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận để thực hiện việc tái cơ cấu, giãn nợ, ngân hàng cũng chấp nhận. Vì nếu không chia sẻ, hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, người thiệt thòi cũng sẽ là ngân hàng. “Sau khi hết dịch, nhiều DN sẽ phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi kinh doanh và cần thêm 6 tháng - 1 năm thậm chí lâu hơn mới phát triển trở lại và có nguồn tiền trả nợ ngân hàng. Vì thế, việc ngân hàng “nuôi” con nợ để thu hồi nợ được xem là giải pháp phù hợp lúc này”, vị CEO ngân hàng chia sẻ thêm lý do đẩy mạnh cơ cấu nợ và hy vọng tín dụng sớm khởi sắc trở lại trong quý IV/2020.
Nhiều ngân hàng cho biết họ kỳ vọng tín dụng xuất khẩu, bán buôn - bán lẻ, dệt may, xây dựng… sẽ cải thiện trong thời gian tới. Bởi, hiện dịch bệnh trong nước đã cơ bản được kiểm soát, trong khi nhiều nước trên thế giới cũng đã mở cửa giao thương trở lại. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết 15/9/2020, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 187,99 tỷ USD, tăng 3,3% tương ứng tăng 6,01 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt tín dụng nhờ các giải pháp hỗ trợ tích cực và chuyển hướng khách hàng chiến lược phù hợp. Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, tuy một số mảng khách hàng DNNVV, nhóm thương mại, vận tải, du lịch… đang gặp nhiều khó khăn, nhưng ngân hàng còn có nhóm khách hàng khác phát triển tốt như cho vay cá nhân, DN lớn, tập trung vào nhóm DN sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, năng lượng sạch… “Ngay từ đầu, TPBank đã chủ động đi đều bằng cả hai chân. Cho nên dù Covid-19 tác động mạnh đến một số nhóm khách hàng, nhưng TPBank có những nhóm khách hàng khá để bù lại. Nhờ vậy, ngân hàng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả hoạt động”, ông Hưng cho biết.
Tương tự tại VietinBank, lãnh đạo ngân hàng cho biết, nếu như dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm tăng 3,2 nghìn tỷ đồng thì đến cuối tháng 8/2020 dư nợ tín dụng đã tăng 17,5 nghìn tỷ so với đầu năm. Đây là dấu hiệu tích cực, tạo đà cho các tháng cuối năm để đạt mức tăng trưởng tín dụng của VietinBank theo mục tiêu đặt ra tại Đại hội cổ đông