GDP tăng trưởng chậm lại, áp lực lạm phát gia tăng

NHVN 11:59 17/11/2021

Tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, dịch còn diễn biến phức tạp, hệ quả tác động còn có thể kéo dài trong khi tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam

Ngày 16/11, Bộ Tài chính tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 về chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam” với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ).

Theo Thứ trưởng, sau 10 năm thực hiện chiến lược tài chính đã đạt được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng vào việc củng cố các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực tài chính, củng cố tiềm lực tài chính quốc gia cải thiện dư địa tài chính.

Cụ thể, đã huy động tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 33,7 % GDP cao hơn mục tiêu 33 % GDP và cao hơn giai đoạn 2012 - 2020 đạt 31,7 % GDP đã được rà soát hoàn thiện cùng việc được đẩy mạnh công tác hiện đại hóa quản lý thu. Nhờ đó, tiềm lực tài chính ngân sách ngay được thu ngân sách hàng năm vượt dự toán quy mô thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2020 cao gấp 13,8 lần so với giai đoạn 2012 - 2020.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 24,7% cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao và đến năm 2020 đạt 85,6 %. Hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính công được cải thiện nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đặc biệt là kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020.

Theo Thứ trưởng, có thời điểm chấp nhận bội chi ở mức cao hơn để có thêm nguồn lực đầu tư phát triển nhưng về tổng thể cả giai đoạn vẫn đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia nhờ giảm bội chi ngân sách nhà nước, đồng thời tích cực, cơ cấu lại nợ công nên quy mô nợ công đã giảm từ 63,7% cuối năm 2016 xuống còn 55,2% cuối năm 2020. Dư nợ Chính phủ là 49,1 % và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,2 % đảm bảo trong giới hạn an toàn theo chiến lược tài chính.

Mặc dù vậy, theo Thứ trưởng, việc triển khai thực hiện chiến lược tài chính năm 2020 cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức đến từ sự biến động của môi trường kinh tế chính trị thế giới và khu vực cũng như những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được trong bối cảnh dịch Covid-19.

Về khía cạnh tài khóa do tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 một mặt chúng ta phải tăng chi với quy mô lớn. Mặt khác, do tác động dịch và việc thực hiện các giải pháp miễn, giảm giãn các loại thuế, phí nên thu ngân sách nhà nước năm 2020 không đạt dự toán trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thứ trưởng cho hay, các giải pháp tài chính đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tình hình dịch có biết vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi Chính phủ phải có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực cụ thể thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế. Dự kiến Chính phủ sẽ báo cáo về chương trình phục hồi phát triển kinh tế thực hiện từ năm 2022 vào kỳ họp Quốc hội bổ sung cuối năm 2021.

“Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực bước đầu trong công tác phòng, chống dịch và các giải pháp tài chính trong thời gian qua cũng được đánh giá là tương đối kịp thời hiệu quả phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, dịch còn diễn biến phức tạp. Hệ quả tác động còn có thể kéo dài trong khi tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam đang chậm lại áp lực lạm phát gia tăng. Việc phục hồi các chuỗi sản xuất, cung ứng là khó khăn và cần có thời gian việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp, trong đó các giải pháp về tài chính, ngân sách nhà nước cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô phát triển kinh tế xã hội”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam” được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn về bối cảnh, triển vọng kinh tế tài chính trong nước và thế giới thời gian tới; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030; các giải pháp tài chính - ngân sách cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam (trong đó tập trung vào các chính sách tài chính cho huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế số). Diễn đàn không chỉ là sự tiếp nối của các Diễn đàn Tài chính Việt Nam trước đây mà còn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo Tài chính doanh nghiệp

Link gốc : https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/gdp-tang-truong-cham-lai-ap-luc-lam-phat-gia-tang-d25588.html

Bạn đang đọc bài viết GDP tăng trưởng chậm lại, áp lực lạm phát gia tăng tại chuyên mục Thời sự. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thời sự