Cuộc đua tăng vốn ngân hàng vẫn 'nóng' trong năm 2022

Theo The Leader 21:23 16/12/2021

Báo cáo của MBS nhận định, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, còn nguồn vốn trung – dài hạn sẽ do thị trường vốn đảm nhiệm. Tuy nhiên ở Việt Nam, do thị trường vốn, thị trường chứng khoán còn chưa thể hiện đúng vai trò, vị thế của mình, nên việc cân đối vốn cho nền kinh tế, bao gồm cả vốn trung - dài hạn vẫn dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng. Điều đó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi mà nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn.

Hiện tại, các ngân hàng đều đã tự xây dựng khung quản trị rủi ro và ban hành các quy định về tỷ lệ an toàn vốn để đảm bảo tuân thủ các hạn mức NHNN đặt ra. Tuy tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống duy trì ở mức tích cực trong giai đoạn từ 2011-2021, vốn chủ sở hữu các ngân hàng mới chỉ tăng 9-10%, do đó nhu cầu gia tăng tiềm lực tài chính ở các ngân hàng là thiết yếu.

Theo Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ an toàn vốn tổng thể của các ngân hàng đã giảm từ 11,95% cuối năm 2019 còn 11,13% vào tháng 12/2020 và chạm 11,1% vào cuối tháng 6/2021.

Các ngân hàng buộc phải tăng vốn để đáp ứng quy định của Basel II và tương lai là Basel III với mức xét chặt chẽ hơn. Việc vốn chủ sở hữu mở rộng cũng nâng cao năng lực cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau dịch Covid-19.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng, bên cạnh đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ thì tăng vốn điều lệ cũng là một trong những yếu tố làm tăng năng lực, sức cạnh tranh. Đồng thời, quản trị rủi ro trong các hoạt động ngân hàng được tốt hơn.

Hơn nữa, với quy định của nhà nước về tỷ lệ vốn an toàn (CAR), các ngân hàng này đang liên tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng vốn điều lệ của mình lên. Điều này khiến cho cuộc đua tăng vốn điều lệ ngân hàng trở nên hấp dẫn và có sự thay đổi nhanh chóng trong năm 2021.

Trong năm 2021, các ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ “khủng”. BIDV là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VPBank

MBS nhận định, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, tài chính, cải thiện chất lượng tài sản, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.

--LienVietPostBank đang có kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho cổ đông mới

Bước sang 2022 MBS cho rằng hoạt động nâng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế lên tới 800.000 nghìn tỷ đồng được dự kiến triển khai sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng. Lãi suất cho vay cũng được kỳ vọng sẽ tăng trở lại sau thời gian được hỗ trợ, nới rộng NIM của các ngân hàng thương mại.

Về xu hướng phát triển, chuyển đổi số và M&A sẽ là hai xu hướng chính của ngành ngân hàng, theo báo cáo phân tích của MBS.

Chuyển đổi số gần như là một xu hướng tất yếu trong ngành tài chính nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Với đặc thù tệp khách hàng chủ yếu là cá nhân và phần lớn là người có thu nhập trung bình thấp, nên hầu như việc các công ty tài chính luôn muốn tối ưu hóa thủ tục đơn giản nhất có thể.

Hơn nữa, việc các ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn muốn thúc đẩy mảng bán lẻ cũng đã đầu tư rất nhiều vào chuyển đổi số, dẫn đến các công ty tài chính đều phải thực hiện chuyển đổi số nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của mình. Điều này càng được thể hiện rõ trong đại dịch khi mà hiệu quả của chuyển đổi số được phát huy tối đa

Với hoạt động M&A, MBS tiềm năng của ngành tài chính tiêu dùng sẽ còn rất lớn, và đây có thể là lý do mà các ông lớn trong ngành tài chính thế giới liên tục tiến hành thâu tóm các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam, mở màn là việc thu mua 49% FECredit của SMFG trong năm 2021.

Hai công ty tài chính khác đang xúc tiến các bước bán cổ phần cho nhà đầu tư gồm FCCom của MSB và HAFIC của Handico. FCCom đã thất bại trong thỏa thuận với Hyundai Card nhưng đang trở thành mục tiêu M&A hấp dẫn nhất. Trong khu HAFIC đã bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 nhưng vẫn thu hút AFS (Nhật Bản), KB Kookmin Card (Hàn Quốc) quan tâm.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc đua tăng vốn ngân hàng vẫn 'nóng' trong năm 2022 tại chuyên mục Tin tức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0989 285 285 - 0989 285 285 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức
Nhu cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ ở mức cao trong tháng cuối năm 2021 nhờ việc mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại cùng xu hướng sống chung với Covid-19.